Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan có chuyến thăm tới Iraq để tăng cường hợp tác song phương. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Tayyip Erdogan tới Iraq sau hơn một thập kỷ và được đánh giá là bước ngoặt trong quan hệ giữa hai quốc gia. Trong chuyến thăm, ông Tayyip Erdogan đã cùng Thủ tướng nước chủ nhà ký kết thỏa thuận khung nhằm tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực như an ninh, năng lượng, kinh tế… - thỏa thuận mà hai nước đánh giá là tạo lộ trình cho sự hợp tác chiến lược và bền vững. Điều mà dư luận quan tâm là vì sao hai quốc gia từng có nhiều bất đồng liên quan đến các vấn đề như năng lượng, nguồn nước, hoạt động của Đảng Công nhân người Cuốc (PKK)… lại có thể tiến tới thỏa thuận mang tính chiến lược như vậy. Phóng viên Bá Thi, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích rõ hơn vấn đề này.
Sáng nay (26/3), tại Hà Nội diễn ra Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Đài Tiếng nói Việt Nam với Đài Phát thanh Quốc gia Bungari. Đây là Thỏa thuận hợp tác giai đoạn mới giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh quốc gia Bungari (BNR) sẽ là nền tảng quan trọng để mối quan hệ hợp tác giữa hai bên đạt những thành công, thực chất và hiệu quả ; đặc biệt trong việc ứng dụng những công nghệ hiện đại vào phát thanh đa phương tiện, đa nền tảng trong kỷ nguyên số.
Nhận lời mời của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ có chuyến thăm chính thức New Zealand từ ngày 10-11/3. Nhân dịp này, PV Đài TNVN phỏng vấn Quyền Đại sứ Niu Di-lân tại Việt Nam Wendy Hinton về ý nghĩa chuyến thăm cũng như triển vọng quan hệ song phương Việt Nam - New Zealand.
Ở thời điểm cuộc xung đột Nga – Ukraine bước sang năm thứ 3, nhằm thể hiện tình đoàn kết với Ukraine, lãnh đạo nhiều nước phương Tây cũng đã ký các thỏa thuận an ninh dài hạn với Ukraine. Sau Anh, Đức, Pháp và Đan Mạch, Italia và Canada là những quốc gia mới nhất đã ký kết thỏa thuận an ninh thời hạn lên đến 10 năm với Ki-ep. Một số quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán và dự kiến ký kết hiệp định tương tự trong thời gian tới. Cách tiếp cận mới của các nước phương Tây trong việc thể hiện sự ủng hộ an ninh cho Ukraine bằng các thỏa thuận song phương thay vì một hiệp ước tập thể mang lại lợi thế gì cho Ukraine? Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an cùng bàn luận vấn đề này.
Trong khi câu chuyện Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) được xem là điểm nhạy cảm nhất trong mối quan hệ Nga với phương Tây, dường như các đồng minh phương Tây đang tìm cách riêng nhằm đảm bảo an ninh cho Kiev. Đó là các thỏa thuận an ninh song phương được các nước trong nhóm 7 nền kinh tế phát triển hàng đầu (G7) và các đối tác khác cam kết tại một hội nghị ở Litva vào tháng 7 năm 2023. Anh là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận này với Ukraine và dự kiến Pháp sẽ có bước đi tương tự trong những tuần tới. Điều này cho thấy những thay đổi trong cách tiếp cận về hỗ trợ Ukraine của các nước phương Tây.
Sáng nay, tại Hà nội, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an tổ chức lễ ký kết với Đại học Bách khoa Hà Nội và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam về khai thác nền tảng giáo dục trực tuyến đại chúng mở (MOOC) trên toàn quốc. Với nền tảng giáo dục trực tuyến đại chúng mở được kỳ vọng sẽ nâng cao kiến thức hỗ trợ triển khai Đề án 06 cho cán bộ, công chứng, viên chức, giảm chi phí đào tạo truyền thông.
Tâm điểm quốc tế tuần qua là lệnh ngừng bắn nhân đạo tạm thời 4 ngày tại dải Gaza đạt được giữa quân đội Israel và lực lượng Hamas. Dù bị trì hoãn và lùi lại 1 ngày, nhưng các bên liên quan đã khá thiện chí khi bắt đầu thực thi lệnh ngừng bắn từ 7h sáng ngày 24/11 (theo giờ địa phương, tức 12h trưa giờ Hà Nội). Đây là lần ngừng bắn đầu tiên sau gần 7 tuần xung đột giữa hai bên, được cộng đồng quốc tế ủng hộ. Tuy nhiên, với những tuyên bố sẽ tiếp tục nối lại chiến sự sau khi lệnh ngừng bắn kết thúc, dư luận đang lo lắng về kịch bản những ngày tới, thậm chí không loại trừ khả năng thoả thuận bị sụp đổ khi thời hạn chưa kết thúc.
Trong ngày hôm qua (25/11) – ngày thứ hai thực thi thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo giữa Israel và lực lượng Hamas đã diễn ra không mấy suôn sẻ. Hamas đã quyết định trì hoãn đợt thả con tin thứ hai, trong khi Israel đe dọa sẽ tiếp tục nối lại các cuộc tấn công nhằm vào Dải Gaza nếu những người bị giam giữ không được thả.
Sau gần 50 ngày diễn ra giao tranh ác liệt, sáng nay (24/11), thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo tạm thời kéo dài 4 ngày giữa Israel và Hamas đã chính thức có hiệu lực.
Thỏa thuận Xanh của Liên minh Châu Âu đã và sẽ tác động mạnh tới xuất khẩu của Việt Nam.- Đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp lớn và thực hành tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Đang phát
Live