Sau khi bị 3 nước Mỹ - Australia - Anh “gạt ra bên lề” bằng liên minh AUKUS và hợp đồng tàu ngầm giá trị khổng lồ, dư luận Pháp đang dậy sóng và kêu gọi chính phủ nước này cần có hành động đáp trả mạnh mẽ. Đáng chú ý là việc đề xuất Pháp nên rời khỏi Khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nhìn lại thời gian qua, chính quyền của Tổng thống Pháp đã không ít lần chỉ trích vai trò và hoạt động của NATO. Liệu mâu thuẫn và căng thẳng lên đến đỉnh điểm với Mỹ lần này có tạo ra một “cú hích” để Pháp quyết định rời khối liên minh quân sự này? Đâu sẽ là tác động nếu kịch bản này xảy ra? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp cập nhật thông tin.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng.- TPHCM và nhiều địa phương bắt đầu kế hoạch thí điểm khôi phục dần các hoạt động kinh tế.- Nếu kiểm soát tốt dịch bệnh từ tháng 9 này, dự báo GDP cả năm của nước ta sẽ đạt từ 3,5 - 4%.- Một số trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn xét tuyển tối nay ngay sau khi quá trình lọc ảo kết thúc.- Nhìn lại một năm thỏa thuận mang tên Abraham giữa Israel và các quốc gia Ả rập - từ cam kết đến hiện thực.- Khai mạc Khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 76 với nội dung trọng tâm hướng tới mục tiêu xây dựng thế giới bền vững hậu đại dịch COVID19.
Cách đây tròn một năm, Hiệp định Abraham giữa Israel với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain đã được ký kết tại Nhà Trắng. Ngay sau đó, Bahrain, Sudan và Maroc lần lượt đặt bút ký vào các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Israel. Thỏa thuận này được cho là đã mở ra một giai đoạn mới cho khu vực, khi lần đầu tiên Israel bình thường hóa quan hệ với một loạt quốc gia Arab Hồi giáo. Theo giới phân tích, các bên tham gia trực tiếp và gián tiếp vào tiến trình này, đặc biệt là Israel đều mong Thỏa thuận Hòa bình Abraham sẽ mở ra một chương mới hợp tác phát triển cho khu vực Trung Đông. Một năm nhìn lại sự kiện này, phóng viên Hồ Điệp phỏng vấn Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel ông Lion Hyat theo hình thức trực tuyến, giúp quý vị có thêm một góc nhìn từ Israel với Thỏa thuận Hòa bình Abraham.
Iran và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hôm qua (12/9) đã đạt thỏa thuận về thiết bị giám sát tại cơ sở hạt nhân của nước này. Đây được xem là bước đi quan trọng mở đường cho việc nối lại các cuộc đàm phán tái khôi phục thỏa thuận hạt nhân 2015 giữa Iran với các cường quốc thế giới, trong đó có Mỹ, vốn bị đình trệ từ tháng 6 vừa qua.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi chính thức nhậm chức hôm thứ 5 tuần này. Với tâm thế ủng hộ bản Kế hoạch hành động chung toàn diện, (hay còn gọi là Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015) kể từ khi còn tranh cử, ông Raisi được kỳ vọng sẽ thuyết phục Mỹ gỡ bỏ các lệnh trừng phạt và quay trở lại đàm phán. Mặc dù còn nhiều quan điểm đối nghịch, nhưng thực tế, Iran cùng với Mỹ và các cường quốc đều đang muốn lách mình qua khe cửa rất hẹp để đạt được mục đích cuối cùng là quay trở lại thỏa thuận.
Lô thuốc Remdesivir đầu tiên tối qua đã về tới Việt Nam.- 11 nghìn thí sinh tại 39 tỉnh, thành phố hôm nay bước vào ngày đầu tiên của Kỳ thi THPT đợt 2.- Mỹ kêu gọi tân chính quyền Iran quay lại đàm phán về việc nối lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015.- Tuyên bố chung của diễn đàn quốc tế cấp Bộ trưởng về hợp tác vắc xin Covid-19: coi vắc xin là sản phẩm toàn cầu, ủng hộ miễn trừ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Philippines nhất trí khôi phục hoàn toàn Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) ký với Mỹ năm 1998, nhân chuyến công du đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Manila. Động thái này không chỉ tạo môi trường thuận lợi cho mối quan hệ Washington –Manila trở lại đúng hướng mà còn mở cánh cửa cho Mỹ gia tăng sự hiện diện ở khu vực. Mặc dù là đồng minh truyền thống, song để thỏa thuận được khôi phục và duy trì, đằng sau đó vẫn là những lợi ích và những cuộc mặc cả của đôi bên!
Sau hơn nửa năm Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu, căng thẳng giữa hai bên lại bùng phát sau khi chính phủ Anh đề nghị Liên minh châu Âu đàm phán lại các điều khoản thương mại hậu Brexit dành riêng cho vùng Bắc Ireland. Tuy nhiên đến thời điểm này, phía Liên minh châu Âu vẫn giữ quan điểm các thỏa thuận liên quan đến Bắc Ireland là “không thể đàm phán lại”, đồng thời tiến hành các bước đi pháp lý với cáo buộc Anh vi phạm điều khoản của thỏa thuận Brexit. Nghị định thư về Bắc Ireland là một phần của thỏa thuận Brexit mà Anh và Liên minh châu Âu đạt được năm 2020 và đây cũng là nội dung đàm phán khó khăn nhất. Giới phân tích lo ngại, những căng thẳng mới phát sinh liên quan đến vấn đề biên giới Bắc Ireland có thể đe dọa các cam kết khác về Brexit giữa Anh và Liên minh châu Âu, khiến mối quan hệ giữa hai bên thời “hậu Brexit” càng thêm rạn nứt.
Hàn Quốc và Israel hôm qua (5/7) đã đạt thỏa thuận hoán đổi 700 nghìn vaccine, dự kiến sẽ hết hạn vào cuối tháng 7 này. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh thế giới vẫn đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm vaccine.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại kéo dài 17 năm về trợ cấp cho hai hãng sản xuất máy bay Airbus và Boeing. Cụ thể, trong 5 năm tới, hai bên sẽ tạm ngừng áp thuế trả đũa liên quan đến cuộc tranh cãi này. Thỏa thuận lịch sử vừa rồi được cho sẽ tác động không nhỏ đến lĩnh vực công nghiệp hàng không châu Âu, Mỹ và với những đối thủ đang nổi lên. Đây cũng là nội dung chúng tôi đề cập trong 10P Sự kiện luận bàn hôm nay.
Đang phát
Live