
Tăng cường kiểm định chất lượng đào tạo, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo; Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội”... là những nhiệm vụ, yêu cầu trọng tâm đặt ra trong công tác đào tạo ngành văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch trong thời gian tới. Những vấn đề này được đưa ra tại Hội thảo “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch trong thời kỳ mới và triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024” do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức hôm nay (27/10), tại thành phố Đà Nẵng.
Trong tháng 10 này, bầu không khí tại ngôi trường TH School cơ sở Hoà Lạc vô cùng náo nhiệt với Ngày hội Thể thao -“Sports Day” thu hút đông đảo các bạn học sinh ở cả cơ sở Chùa Bộc tham gia. Rất nhiều bộ môn thi đấu như Bóng rổ, Bắn cung, Chạy tiếp sức, Chạy nước rút, 2 người 3 chân và Ném Frisbee đã góp phần giúp học sinh rèn luyện thể lực, sự khéo léo, tinh thần đồng đội cũng như cân bằng lại năng lượng, có những phút giây thư giãn vui vẻ sau những giờ học tập trên lớp.
Lễ khai mạc Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á lần thứ 4 (Asian Para Games 4) đã chính thức diễn ra tại sân vận động Trung tâm thể thao Olympic Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vào lúc 19 giờ 30 phút tối 22/10 theo giờ địa phương.
Ngoài những giờ học kiến thức, các hoạt động thể dục thể thao cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thanh thiếu niên. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, trong giai đoạn dậy thì, nếu thiếu không gian hoạt động, rèn luyện thể chất, các em sẽ mất đi sự linh hoạt, dễ trầm uất và khó thích nghi với cuộc sống. Chính vì vậy, thời gian gần đây, phụ huynh và nhà trường đang tăng cường khuyến khích học sinh tham gia nhiều hoạt động thể thao hơn, giúp các em nâng cao sức khoẻ về cả thể chất và tinh thần.
Mỗi vận động viên thể thao người khuyết tật dự Đại hội thể thao người khuyết tật Châu Á lần thứ 4 diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc ngoài thi đấu tốt thì phải là 1 đại sứ về thể thao, văn hóa của đất nước để tăng tình đoàn kết với các nước. Đó là mong muốn của lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tại lễ xuất quân tham dự Đại hội thể thao người khuyết tật Châu Á lần thứ 4 được tổ chức sáng 10/10 tại thành phố Đà Nẵng.
Trong khi các vận động viên của Đoàn thể thao Việt Nam đang thi đấu với những đối thủ có trình độ cao hơn tại Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 tại Hàng Châu, Trung Quốc bằng sự nỗ lực của cá nhân và kinh nghiệm tích lũy, để người hâm mộ đón nhận những tin vui thì ở quê nhà, Bóng bàn Việt Nam đang “dậy sóng” dư luận với nghi vấn, chế độ ăn của đội tuyển trẻ bị “ bớt xén”. Phó giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ Nguyễn Xuân Ninh, Phó viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam, chuyên gia về dinh dưỡng và thể thao Việt Nam và Nhà báo Thành Lương, Ban văn hóa xã hội VOV2 của Đài Tiếng nói Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư của Quốc hội năm 2020 hiện không cho phép áp dụng đối với các dự án mới thuộc lĩnh vực văn hóa và thể thao, ít nhiều gây khó khăn trong việc đầu tư phát triển lĩnh vực này tại TP.HCM. Do đó, Thành phố đã đề xuất được thí điểm cơ chế đặc thù, triển khai thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất lĩnh vực văn hóa và thể thao theo phương thức đối tác công – tư trong nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54.
Ngày 11/5 tại Phnom Penh (Campuchia), Hội đồng quản lý kết quả và Cơ quan chịu trách nhiệm lấy mẫu xét nghiệm doping của SEA Games 31 đã có quyết định giảm án kỷ luật cấm thi đấu quốc tế nhóm VĐV dương tính với doping của Việt Nam.
Tiếp tục các hoạt động tại Cộng hòa Cuba, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt đại diện Cộng đồng người Việt Nam tại Cuba- Xây dựng thương hiệu Việt – Định vị thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh- Đoàn thể thao Việt Nam tổ chức lễ xuất quân tham dự SEA Games 32, quyết tâm đạt thành tích cao- Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) tại Sudan chấp thuận ngừng bắn trong 24 giờ, sau nhiều ngày giao tranh với quân đội nước này- Chủ tịch đương nhiệm Miguel Diaz-Canel tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2
Bóng đá Indonesia nhận cú sốc lớn trước thềm Giải Vô địch Bóng đá thế giới lứa tuổi dưới 20 (U20 World Cup 2023) khi Liên đoàn bóng đá thế giới chính thức thông báo tước quyền tổ chức giải đấu của nước chủ nhà Indonesia. Đây là quyết định khó khăn cho cả hai phía khi giải đấu đã cận kề, việc chọn một quốc gia chủ nhà khác sẽ không dễ dàng với FIFA. Trong khi đó, nền bóng đá Indonesia cũng được cho là sẽ thiệt hại không nhỏ sau khi đã đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn lực cho giải đấu. Vậy điều gì đã dẫn tới quyết định khó khăn của FIFA? Indonesia “mất” những gì vì tuột mất cơ hội tổ chức Vòng chung kết U20 World Cup?
Đang phát
Live