17h40 giờ địa phương (tức 21h40 ngày 16/9 giờ Việt Nam) tại thủ đô Riyadh, Ả rập Xê út, UNESCO chính thức công nhận Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Với những vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú, điểm cuối trong quá trình tiến hóa karst, đại diện cho 7 hệ sinh thái liền kề và là môi trường sống của nhiều loại động vật quý hiếm, những giá trị hiếm có của Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà đã được công nhận, mở ra nhiều cơ hội phát triển và bảo tồn di sản đặc biệt này. Bài viết của Thanh Nga – Vũ Miền, PV Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc:
Tại tỉnh Bắc Ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ phát động Quốc gia hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023. Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn đã thu hút sự tham gia hưởng ứng của hằng trăm triệu người và hơn 180 quốc gia trên toàn thế giới, trở thành phong trào cộng đồng rộng khắp thế giới, qua đó tăng cường hơn về nhận thức và hành động của toàn nhân loại đối với các vấn đề môi trường. Thông tin của phóng viên Quang Huy:
Nghiên cứu về phát thải các bon thấp của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính: Việt Nam có thể không phải phải đầu tư mới tới 12.000MW công suất nguồn phát điện vào năm 2030 nếu thực hiện toàn diện các giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) từ phía cầu sử dụng năng lượng. Khảo sát của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 cũng cho thấy, các ngành công nghiệp có thể tiết kiệm tới 30% nguồn năng lượng nếu các giải pháp đầu tư công nghệ tiết kiệm năng lượng được coi trọng. Thế nhưng, chỉ tính riêng nhu cầu đầu tư cho TKNL của một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam cũng khoảng 3,6 tỷ USD. Với kinh phí lớn như vậy, nguồn vốn ở đâu để các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đầu tư vào TKNL? “Đi tìm giải pháp vốn đầu tư vào TKNL trong các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Chu Bá Thi - Chuyên gia năng lượng cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) và ông Hoàng Việt Dũng - Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo TKNL, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba nhóm giải pháp trọng tâm tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 18 để khơi thông nguồn lực và đẩy mạnh hợp tác trong khu vực.- Toàn hệ thống ngân hàng đang phải “chữa bệnh thừa tiền”. Thực trạng được Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nêu tại Hội nghị về giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp.- 78 năm đồng hành cùng đất nước, Tiếng nói Việt Nam ngày một vươn xa.- ASEAN nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì và thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).- Lần đầu tiên sau cuộc đảo chính, chính quyền quân sự Gabon đưa ra thông báo chính thức về số phận của Tổng thống bị lật đổ Ali Bongo
Là cơ chế hợp tác của các nền kinh tế lớn ngoài phương Tây, sự phát triển của BRICS với việc mở rộng thêm thành viên là nội dung được quan tâm nhất tại hội nghị lần thứ 15 này. Theo đó BRICS nhất trí kết nạp thêm 6 thành viên vào đầu năm sau. Sự mở rộng này có thể mang lại ảnh hưởng toàn cầu cho BRICS trong bối cảnh môi trường quốc tế ngày càng phân cực do cuộc xung đột Nga - Ukraine và căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng.
Với chủ đề "Trí tuệ nhân tạo, Thực tế ảo và Ứng dụng trò chơi vào đời sống", Gamescom- Hội chợ trò chơi điện tử lớn nhất thế giới vừa khai mạc tại thành phố Cologne Đức. Với sự tham gia của hơn 1.220 công ty đại diện cho 63 quốc gia khác nhau, triển lãm trải rộng trên một không gian ấn tượng 230.000 mét vuông. Khoảng 76% các nhà triển lãm là từ bên ngoài biên giới nước Đức.
Nhà nước biên soạn sách giáo khoa: Làm sao để đảm bảo mục tiêu xã hội hóa?.- Bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng khỏi nạn hàng giả, hàng nhái qua giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.- “Kỷ nguyên vàng” trong quan hệ Trung Quốc và Nam Phi, nhìn từ chuyến thăm chính thức Nam Phi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.- Thế giới đối mặt với “khủng hoảng nước chưa từng có”.
6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 2,3 triệu chiếc ô tô, vượt qua Nhật Bản, trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới. Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh đưa tin:
Sáng nay 9/8 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long tổ chức lễ tuyên dương sinh viên đạt thành tích cao tại các kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN và Thế giới. Đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và lãnh đạo một số sở ngành tỉnh Vĩnh Long đến dự.
Ồn ào xoay quanh những phát ngôn gây tranh cãi của tân Hoa hậu và Á hậu thế giới Việt Nam 2023 vẫn đang thu hút sự chú ý dặc biệt của dư luận, với nhiều câu hỏi: Đây chỉ là “vạ miệng” liên tiếp của các người đẹp, hay nó thật sự cho thấy lỗ hổng lớn về văn hóa, tri thức của một số cô gái trẻ đại diện cho nhan sắc Việt hiện nay? Liệu họ đã xứng đáng với chiếc vương miện và ngôi vị mình nắm giữ? Vì sao ban tổ chức không ít cuộc thi Hoa hậu thiếu sự sàng lọc và huấn luyện kĩ càng cho các nàng hậu về khâu ứng xử, giao tiếp, nhất là kĩ năng trả lời phỏng vấn báo chí? Phải làm gì để nâng tầm văn hóa và trí tuệ cho họ, xóa đi định kiến “bình hoa di động”? Ông Dương Xuân Nam – Nguyên Tổng Biên tập báo Tiền phong, người sáng lập và tổ chức thành công rất nhiều cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, và nhà văn Trang Hạ cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live