Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan Al Saud đang có chuyến thăm tới Syria. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Saudi Arabia tới Syria, kể từ khi hai nước cắt đứt quan hệ ngoại giao vào năm 2011, thời điểm cuộc xung đột nổ ra tại Syria. Chuyến thăm Syria của Ngoại trưởng Saudi Arabia diễn ra trong bối cảnh khu vực đang chứng kiến ngày càng nhiều động thái hướng tới việc tái kết nạp Syria vào cộng đồng A-rập. Việc nối lại quan hệ giữa Saudi Arabia và Syria đánh dấu bước phát triển quan trọng nhất trong việc các quốc gia A-rập bình thường hóa quan hệ với nước này.
Cùng nhau hội tụ tại thị trấn nghỉ dưỡng Karuidawa, tỉnh Nagano, miền Trung Nhật Bản từ ngày 16-18/4, các nhà ngoại giao hàng đầu của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang đối diện với hàng loạt thách thức và khó khăn. Đó là cuộc xung đột Nga-Ucraina, sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, các vấn đề địa chính trị ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như an ninh năng lượng, lương thực, biến đổi khí hậu…Hội nghị Ngoại trưởng G7 với sự tham dự của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Canada, Italia và Liên minh châu Âu (EU), còn nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G7 dự kiến diễn ra ở thành phố Hiroshima vào tháng 5 tới. Phóng viên Bùi Hùng - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản thông tin rõ hơn về Hội nghị quan trọng này.
Hôm nay, tại Nagano, Nhật Bản, Hội nghị Ngoại trưởng các nước G7 tiếp tục thảo luận những nội dung quan trọng liên quan đến tình hình thế giới. Đó là biện pháp tăng cường giữa các bên hướng tới thực hiện Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, tình hình xung đột Nga-Ucraine, vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân, hạt nhân của Triều Tiên…sẽ được các Ngoại trưởng tập trung thảo luận.
Hội nghị mùa xuân của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang diễn ra tại thủ đô Washington của Mỹ từ ngày 10/4 đến ngày 16/4. Đây là hội nghị quan trọng mở đầu năm 2023 của hai thể chế đa phương này nhằm thảo luận biện pháp ứng phó với những thách thức mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt, nhất là trong bối cảnh nhiều dự đoán cho thấy kinh tế toàn cầu đang bước vào giai đoạn tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 1990 với mức tăng trung bình trong 5 năm tới chỉ là 3%. Nội dung được dư luận chờ đợi trong các cuộc thảo luận tại Hội nghị lần này là những cải tổ của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế hỗ trợ hiệu quả hơn, công bằng hơn cho các quốc gia đang gặp khó khăn, trong đó có cải cách cơ chế cho vay của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, những cuộc thảo luận trong một tuần hội nghị dự kiến sẽ không dễ dàng bởi quan điểm khác nhau giữa hai nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về Đề án “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 27 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.- Sáng nay, cho ý kiến vào dự án Luật đất đai (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội chuyên trách đề nghị quy định rõ phương pháp định giá đất.- Các tổ chức tài chính Quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á khuyến nghị Việt Nam tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế.- Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF kêu gọi các ngân hàng trung ương tiếp tục cuộc chiến chống lạm phát, bất chấp những quan ngại về nguy cơ bất ổn tài chính.- Căng thẳng giữa Israel và Palestin có nguy cơ bùng phát thành một cuộc xung đột mới khi hôm nay Israel không kích dải Gaza.
Trò chuyện với nữ ca sỹ Hà Nhi về live concert đầu tiên trong sự nghiệp của cô sắp diễn ra tại Đà Lạt-Giới thiệu cuốn Kinh Thánh Do Thái cổ nhất thế giới dự kiến được bán đấu giá đến 50 triệu đôla Mỹ-Cập nhật một số tin tức thời sự trong nước và quốc tế
Trong bối cảnh kinh tế Thế giới nói chung, thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu nói riêng có quá nhiều biến động như vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam có bị nhiều tác động? Quản trị ngân hàng tại Việt Nam cần lưu ý những gì để xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc, làm trụ đỡ cho kinh tế thị trường, phát triển kinh tế-xã hội? Đây là nội dung được bàn luận trong Dòng chảy kinh tế 27/03.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ gặp mặt đội ngũ trí thức và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.- Vượt qua Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới. Gạo cũng chính là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu những tháng đầu năm nay. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương về nội dung này- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố ven biển khẩn trương thành lập Kiểm ngư địa phương để thực thi pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khắc phục thẻ vàng IUU- Bán đảo Triều Tiên lại dậy sóng khi Triều Tiên tuyên bố vừa thử nghiệm hệ thống vũ khí có thể mang đầu đạn hạt nhân tấn công dưới nước mới- Giám đốc điều hành Tiktok điều trần trước Quốc hội Mỹ về các nghi vấn liên quan với quản lý dữ liệu người dùng, thiếu kiểm duyệt nội dung độc hại và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tinh thần thiếu niên
Ngày 23/3 hằng năm, nhiều quốc gia cùng kỷ niệm Ngày Khí tượng Thế giới. Đây là dịp để tôn vinh những đóng góp của các Cơ quan Khí tượng Thủy văn đối với công tác bảo vệ tính mạng và tài sản của con người trước thảm họa thiên nhiên. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Khí tượng thế giới 23/03/2023, phóng viên Đài TNVN đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường về chủ đề của Ngày khí tượng Thế giới năm nay.
Liên hợp quốc chọn ngày 21/03 hàng năm là “Ngày hội chứng Down thế giới”, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo ra tiếng nói toàn cầu trong việc vận động vì quyền lợi, sự hòa nhập và phúc lợi của những bệnh nhân mang hội chứng Down. Với chủ đề “Hãy cùng chúng tôi chứ không phải cho chúng tôi" (With Us Not For Us), ngày này năm nay nêu bật cách tiếp cận dựa trên quyền con người để những người không may mắc hội chứng Down có quyền được đối xử công bằng và có cơ hội bình đẳng như những người khác.
Đang phát
Live