Gỡ điểm nghẽn, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công các dự án giao thông- PV ông Nguyễn Thiện Cảnh, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Đường sắt VN về tăng đầu tư hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh vận tải đường sắt- Đà Nẵng đẩy mạnh sáng tạo, thúc đẩy kinh tế số.
Hôm nay (18/09), Ủy ban TVQH tiếp tục chương trình (đợt 2) của Phiên họp thứ 26. Trong ngày làm việc hôm nay, Ủy ban TVQH, xem xét các báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa 14 về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa 15 đến hết kỳ họp thứ 4; cho ý kiến vào dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).
Vụ cháy chung cư mini đặc biệt nghiêm trọng, làm nhiều người thiệt mạng xảy ra ở quận Thanh Xuân, Hà Nội cho thấy nhiều bài học nghiêm khắc cần được rút ra. Trong đó ngoài việc thường xuyên kiểm tra giám sát các chung cư mini nói riêng, nhà ở nói chung đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, còn cần đẩy nhanh xây dựng nhà ở để nhiều người yếu thế có cơ hội mua hoặc thuê ở trong những ngôi nhà an toàn. Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
“Việt Nam cần nhiều kỹ sư công nghệ số để thúc đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia. Đại học số và đào tạo lại - là lời giải cho vấn đề. Đây là thông điệp mạnh mẽ được gửi đi từ buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng các Bộ trưởng liên quan cách đây ít ngày. Trước đó, đề án triển khai thí điểm mô hình Đại học số do Đại học Bách khoa Hà Nội xây dựng cũng nhận được sự quan tâm, ủng hộ, cho thấy, Việt Nam đang ở “giai đoạn vàng” thúc đẩy đại học số, phục vụ phát triển. Đâu là những điều cần lưu ý để hiện thực hoá mục tiêu này hiệu quả? GS.TS Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Đại học, Đại học Bách khoa Hà Nội và ông Hoàng Nam Tiến – Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT cùng bàn luận về câu chuyện này.
Tại khu vực trước di tích Quốc Tử Giám - Kinh thành Huế diễn ra chương trình Hue Matsuri 2023 với chủ đề “Kinh Thành Manga”. Đây là sự kiện diễn ra hướng đến kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt - Nhật tại Huế.
Từ đầu năm 2021 trở lại đây, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là sự gắn kết giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Công thương Lào cùng với nỗ lực khắc phục khó khăn vươn lên mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp hai nước, quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam – Lào ngày càng khởi sắc và tăng trưởng mạnh mẽ. Với tiềm năng phát triển còn rất lớn, kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào không chỉ tăng trưởng ở mức độ 10-15%/năm mà phát triển thật ổn định và bền vững. Bài viết của Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Viêng-chăn, Lào.
Nghiên cứu về phát thải các bon thấp của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính: Việt Nam có thể không phải phải đầu tư mới tới 12.000MW công suất nguồn phát điện vào năm 2030 nếu thực hiện toàn diện các giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) từ phía cầu sử dụng năng lượng. Khảo sát của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 cũng cho thấy, các ngành công nghiệp có thể tiết kiệm tới 30% nguồn năng lượng nếu các giải pháp đầu tư công nghệ tiết kiệm năng lượng được coi trọng. Thế nhưng, chỉ tính riêng nhu cầu đầu tư cho TKNL của một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam cũng khoảng 3,6 tỷ USD. Với kinh phí lớn như vậy, nguồn vốn ở đâu để các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đầu tư vào TKNL? “Đi tìm giải pháp vốn đầu tư vào TKNL trong các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Chu Bá Thi - Chuyên gia năng lượng cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) và ông Hoàng Việt Dũng - Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo TKNL, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương.
Những ngày tháng 9 này, nhìn lại lịch sử hào hùng của đất nước, chúng ta không khỏi tự hào về những thành tựu to lớn mà đất nước ta đã đạt được trong thời gian qua. Đáng chú ý, việc thiết lập quan hệ ngoại giao, Đối tác chiến lược với nhiều quốc gia, trong đó có nước CHDCND Trung Hoa đã nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Với nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc những năm gần đây đã tạo động lực mới để mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Trung Quốc phát triển mạnh mẽ toàn diện trên các lĩnh vực.
Được đánh giá là một trong những nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, Việt Nam cũng đang tích cực giải quyết các thách thức như quá trình đô thị hóa nhanh chóng, số hóa quy trình sản xuất, chuyển đổi năng lượng và biến đổi khí hậu để hướng tới mục tiêu Net Zero (phát thải ròng khí nhà kính bằng 0) vào năm 2050. Nhằm chung tay cùng Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trên, ABB - Tập đoàn kỹ thuật toàn cầu hoạt động trong lĩnh vực công nghệ điện và tự động hoá đã và đang thúc đẩy các xu hướng mới như năng lượng tái tạo, xe điện, dữ liệu số bằng cách tích cực hợp tác với khách hàng, giúp tối ưu hóa sự cạnh tranh và giảm tác động tới môi trường một cách bền vững.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Hiển Long dự Hội nghị thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác đầu tư Việt Nam-Singapore, đối thoại với lãnh đạo trẻ 2 nước.- Bức tranh kinh tế Việt Nam tháng 8 và 8 tháng qua.- Đoàn tàu Metro số 1 tuyến Bến Thành - Suối Tiên tiến hành chạy thử toàn tuyến.- Tại cuộc điện đàm với Tổng thống Ấn Độ, Tổng thống Nga thông báo sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới.
Đang phát
Live