Sáng nay 5/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023. Cùng dự có các phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Bộ trưởng, thủ tưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ.
Hiện trung bình mỗi ngày có 60-80 phương tiện chở hàng được làm thủ tục xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma, tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, dự báo lượng hàng hóa thông quan qua cửa khẩu này sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.
Khu Kinh tế Hòn La, tỉnh Quảng Bình thu hút 68 dự án với tổng mức đầu tư đăng ký gần 107.000 tỷ đồng.- Thúc đẩy thị trường vốn trong năm 2023.- Phiên chứng khoán cuối tuần trước, cổ phiếu ngân hàng hồi phục.
Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài diên ra sáng nay 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta cần phải có niềm tin, sự chia sẻ, lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành, xác định rõ những điểm nghẽn khó khăn, vướng mắc thời cơ thuận lợi, trên cơ sở đó đề ra những nhiệm vụ giải pháp cụ thể để tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, lãnh đạo các Ban, Bộ ngành trung ương và địa phương, đại diện các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Sáng nay (20/04), Viện Đào tạo và Nghiên cứu, Ngân hàng BIDV và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đồng tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2022 và triển vọng 2023”. Đây là Báo cáo đánh giá toàn cảnh về thị trường tài chính Việt Nam, bao hàm đầy đủ các lĩnh vực Ngân hàng – Chứng khoán – Bảo hiểm với sự cộng tác nghiên cứu của ADB.
Sáng nay (31/3) tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp báo thường kỳ quý 1 và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong quý 2. Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm của các cơ quan báo chí là những giải pháp về thị trường để thúc đấy sản xuất cũng như giảm áp lực về giá vật tư nông nghiệp đầu vào.
- Bắc Ninh: Ô nhiễm sông Ngũ Huyện Khê chưa có dấu hiệu cải thiện - Nhóm các nhà khoa học Australia tìm cách tái chế pin mặt trời
Sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong ngày hôm nay là chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến diễn ra từ 20-22/03. Trong bối cảnh hai nước xác lập quan hệ đối tác “không giới hạn” vào tháng 2 năm ngoái, chuyến thăm Nga lần này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm củng cố sự tin cậy, tăng cường quan hệ hợp tác thiết thực giữa hai nước. Bên cạnh đó, thông qua chuyến thăm, Trung Quốc cũng muốn thúc đẩy vai trò trung gian hòa giải cho xung đột Nga - Ucraina, dù nỗ lực này đang vấp phải sự hoài nghi của các nước phương Tây. Để giúp quý vị và các bạn có góc nhìn đa chiều về việc Nga - Trung thắt chặt quan hệ và tác động của nó đến các trục quan hệ chính của thế giới, PV Bích Thuận, thường trú tại Trung Quốc và PV Anh Tú, thường trú tại Nga phân tích nội dung này.
Giá cước vận chuyển hàng hoá của các loại hình vận tải (đường biển, đường hàng không và đường bộ) đều giảm mạnh từ nửa cuối năm 2022 đã giúp giảm áp lực chi phí giá thành sản phẩm hàng hoá. Song, theo nhiều chuyên gia, hầu hết các chặng giá đã hình thành mặt bằng giá mới - cao hơn giai đoạn trước cao điểm dịch bệnh covid-19 từ 10-15%. Trong bối cảnh khối lượng vận chuyển hàng hoá được dự báo sẽ giảm trong năm 2023 ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp logistics, để tồn tại, các doanh nghiệp logistics phải áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm chi phí, để có được giá cước cạnh tranh. Việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn nhiên liệu, năng lượng còn góp phần thúc đẩy “logistics xanh”.
Hai tháng qua, hoạt động đầu tư biến động: đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng, còn đầu tư tư nhân (bao gồm đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài) chững lại. Việc vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách tăng là tín hiệu tích cực cải thiện hạ tầng kinh tế – xã hội, nhưng nếu đầu tư tư nhân tiếp đà suy giảm sẽ là điểm nghẽn của hoạt động đầu tư nói chung và của nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế. Đáng chú ý, dù đầu tư tư nhân sụt giảm thể hiện trong số liệu thống kê 2 tháng vừa qua, triển vọng thu hút vốn FDI chất lượng, vẫn khá tích cực. Giải pháp nào để Việt Nam hấp thụ nguồn vốn này hiệu quả? Giải pháp nào để "cỗ xe tam mã" khẳng định rõ là động lực tăng trưởng cả năm 2023 ? Hãy cùng chúng tôi bàn luận với hai vị khách mời, đó là PGS.TS Đào Ngọc Tiến – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đang phát
Live