Trong mùa dịch như thế này, chúng ta đã quá quen với việc ở nhà làm việc trực tuyến, hội nghị trực tuyến và học trực tuyến. Công nghệ thông tin phát triển với sự hỗ trợ của điện thoại thông minh và các ứng dụng kết nối trực tuyến đã giúp chúng ta không cần phải trực tiếp gặp mặt cũng có thể xử lý công việc một cách thuận lợi. Nhưng hiện đại quá có khi cũng “hại điện” đó ạ. Bằng chứng là sự việc nam sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM lộ cảnh nhạy cảm với bạn gái trong lớp học trực tuyến do quên tắt Camera. Sự việc này đã khiến giới sinh viên cảm thấy... lo lo với chiếc webcam có thể ‘phản chủ’. Và “chuyện yêu” từ chỗ là chuyện “thầm kín” của đôi bạn trẻ đã trở thành chủ đề bàn tán xôn xao khắp các diễn đàn trong tuần qua.
Sau kênh Youtube Thơ Nguyễn bị xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng do chia sẻ thông tin cổ súy mê tín dị đoan, đăng video dạy trẻ em "xin vía học giỏi búp bê ma"; thì mới đây, một kênh YouTube khác là Timmy TV cũng bị xử phạt 15 triệu đồng, cùng với hình phạt bổ sung yêu cầu đóng kênh vì cung cấp thông tin trên môi trường mạng gây ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em; thông tin có nội dung mê tín, dị đoan và nội dung kinh dị, rùng rợn.- Thêm một kênh YouTube nhảm nhí, độc hại bị các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, xử lý xóa, gỡ khiến các bậc phụ huynh thở phào. Nhưng điều này cũng cho thấy con em chúng ta đang sống giữa muôn trùng vây của những nội dung xấu độc. Và thực tế, những kênh bị phụ huynh, báo chí "tố cáo" để cơ quan chức năng xử lý như Thơ Nguyễn, TIMMY TV chiếm tỉ lệ quá nhỏ với thực tế rầm rộ của các kênh độc hại cho trẻ trên mạng xã hội. Câu hỏi đặt ra là vì sao những kênh, video, clip xấu độc vẫn có đất sống và ngày càng nở rộ? Vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các kênh youtube cần phải đặt ra như thế nào? Bài học nào xử lý những vi phạm trên không gian mạng? Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư Hà Nội bàn luận về nội dung này.
Trong trận chiến phòng chống dịch bệnh COVID – 19, tại tỉnh biên giới Điện Biên, đội ngũ những người làm báo không chỉ luôn lăn xả để chuyển tải kịp thời thông tin diễn biến tình hình dịch bệnh, cũng như nỗ lực ứng phó của địa phương, mà còn tích cực đi đầu trong các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi cộng đồng chung tay góp sức để địa phương có thêm nguồn lực ứng phó với dịch bệnh.
- Bảo mật thông tin – Bài học đắt giá từ vụ Hot girl lộ clip nóng.- Tết thiếu nhi đặc biệt của các em thiếu nhi trong khu phong toả ở Hải Dương.- Tác hại của khói thuốc lá, hít khói thuốc lá thụ động cũng như một số cách bỏ thuốc lá.
Lộ thông tin cá nhân, hoặc bị công bố quá chi tiết về hình ảnh, thông tin, lịch trình di chuyển của bệnh nhân Covid-19 trong thời gian gần đây đã dẫn tới nhiều hệ luỵ. Trong đó, phải kể đến tin giả, tin sai sự thật vẫn xuất hiện nhiều trên trên mạng xã hội: từ tin giả về vắc xin phòng chống Covid-19, tin giả lừa đảo, đa cấp biến tướng; cho đến cả việc phát tán hình ảnh giả mạo về lịch trình di chuyển, tiếp xúc của bệnh nhân Covid-19,.. khiến không ít người bị nghi ngờ tiếp xúc với các bệnh nhân F0, hoặc bị xa lánh. Đây là nội dung được phản ánh trong mục Vấn đề xã hội, để thấy rằng đang cần nhiều hơn nữa những quy định chặt chẽ về việc bảo mật dữ liệu cá nhân.
Thời gian gần đây, sập bẫy vì lời chào mời từ các loại quảng cáo kiếm tiền trực tuyến trên các website và ứng dụng, vì nhìn thấy “lãi suất” tăng lên từng giờ,… hàng trăm nghìn người đã bị mất tiền oan. Các chiêu trò dụ dỗ người chơi tham gia “bánh vẽ”, đầu tư hết ứng dụng kiếm tiền này đến trang web mua sắm hoàn tiền khác, khiến Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) phải lên tiếng cảnh báo vì đã nhận được hàng loạt đơn tố cáo, ước tính thiệt hại lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Lừa đảo từ các ứng dụng, trang web “kiếm tiền online” trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đang có dấu hiệu “lây lan” nhanh hơn cả virus SARS CoV2. Cần làm gì để tránh cài đặt các ứng dụng có thể lấy cắp thông tin cá nhân, thậm chí là “cướp trắng” tiền bạc của người chơi? Ông Ngô Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ BKAV bàn luận về nội dung này.
Thông tin khoảng 10.000 chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân của người Việt Nam bị rao bán trên một diễn đàn trên mạng Internet của hacker đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Vì sao nhóm tin tặc có được hình ảnh và thông tin cá nhân được xếp vào diện rất riêng tư và cần được bảo mật của hàng nghìn người? Lỗ hổng nào trong qui trình tiếp nhận và lưu trữ thông tin cá nhân của cơ cơ quan, đơn vị liên đới? Cơ quan chức năng cần vào cuộc ra sao để truy tìm và xử lí các đối tượng mua bán dữ liệu cá nhân? Người dân cần đề cao cảnh giác và có ý thức bảo mật thông tin cá nhân như thế nào? Câu hỏi được giải đáp trong chương trình Xã hội chuyển động hôm nay.
Thông tin khoảng 10.000 chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân của người Việt Nam bị rao bán trên một diễn đàn trên mạng Internet của hacker đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Vì sao nhóm tin tặc có được hình ảnh và thông tin cá nhân được xếp vào diện rất riêng tư và cần được bảo mật của hàng nghìn người? Lỗ hổng nào trong qui trình tiếp nhận và lưu trữ thông tin cá nhân của cơ cơ quan, đơn vị liên đới? Cơ quan chức năng cần vào cuộc ra sao để truy tìm và xử lí các đối tượng mua bán dữ liệu cá nhân? Người dân cần đề cao cảnh giác và có ý thức bảo mật thông tin cá nhân như thế nào? BTV Đài TNVN trao đổi cùng Thiếu tá Nguyễn Tiến Cường – Phó trưởng Phòng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) và ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Tập đoàn công nghệ BKAV, cũng là Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam về nội dung này.
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, những năm gần đây, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách thủ tục hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới Quốc gia và đã đạt được những kết quả quan trọng. Đây cũng là hoạt động thiết thực để xây dựng Bộ đội biên phòng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại một số thành phần tiến thẳng hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia trong tình hình mới. Phóng viên Xuân Lan có cuộc trao đổi với Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Hữu Chiến, Phó Tham mưu trưởng BĐBP về vấn đề này:
Chỉ cần một chương trình thu thập dữ liệu ứng dụng trí tuệ nhân tạo, thì kho dữ liệu dường như vô tận lại trở thành “miếng mồi béo bở” cho tội phạm mạng. Chưa kể, dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, nhiều công nghệ mới đột phá và đang phát triển vượt bậc sẽ giúp cho trí tuệ nhân tạo càng thông minh hơn, nên đặt ra nhiều thách thức trong việc đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng.
Đang phát
Live