
Thủ tướng Israel vừa cho biết, ngoài thỏa thuận vừa đạt được với Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) do Mỹ làm trung gian, Israel đang bí mật đàm phán về thiết lập quan hệ với một số nước Ả-rập. Tuyên bố của ông Netanyahu được cho là có cơ sở khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng vừa có chuyến thăm tới một số nước Ả-rập ở Trung Đông – chuyến đi được cho là nhằm thúc đẩy mối liên kết giữa đồng minh Israel với các nước trong khu vực. Vấn đề dư luận rất quan tâm là các nước Ả-rập đã từng ký kết Sáng kiến Hòa bình Ả-rập năm 2002, trong đó kêu gọi Israel khỏi vùng đất chiếm đóng của các quốc gia Arab năm 1967, đặc biệt là của Palestine, coi đó là điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ với Israel. Đó là lý do đến thời điểm này, ngoài Ai Cập, Gioóc-đa-ni và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, hầu hết các quốc gia Ả-rập khác không công nhận Israel, không có quan hệ ngoại giao hoặc kinh tế chính thức với quốc gia này. Tuy nhiên, liệu khối đoàn kết Ả-rập có lung lay trong điều kiện địa chính trị khu vực đã có nhiều thay đổi? Cuộc trao đổi giữa BTV Thúy Ngọc và phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ai Cập sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này:
Việt Nam đang chịu những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Những dạng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều, mưa lũ, ngập lụt ngày càng nghiêm trọng, rồi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua cũng ngày một khốc liệt hơn. Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến nhanh hơn dự báo, buộc chúng ta phải tìm ra những giải pháp mới, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thích ứng ngày càng tốt hơn.
Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu, đòi hỏi mỗi quốc gia, lãnh thổ và từng địa phương phải có phương án ứng phó. Tại Việt Nam - một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước… đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đến các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội, buộc chúng ta phải có những giải pháp để thích ứng tốt hơn.
- Chịu ảnh hưởng dịch covid 19 – xuất khẩu gỗ và đồ gỗ vẫn tăng trưởng.- EVFTA - Cơ hội và thách thức cho hàng nông sản.- Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới thời Covid-19.- Hướng đi nông sản sạch ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, không chỉ mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường EU, mà còn là đòn bẩy thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam... Trong đó, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. EVFTA thực sự sẽ là cơ hội vàng, tạo ra cú hích lớn cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang EU là rất lớn nhưng thách thức cũng rất nhiều. Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, có thể gây tác động lớn tới mặt hàng này. Tuy nhiên, các điều kiện khắt khe cũng là một áp lực tích cực để thay đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa thực sự hiệu quả còn tồn tại lâu nay. EVFTA – Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt là chủ đề được bàn luận với sự tham gia của vị khách mời là ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT).
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, gọi tắt là EVFTA, đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, mở ra trang mới trong quan hệ hợp tác giữa hai bên. Điều quan trọng hiện nay là làm thế nào để thực thi hiệp định này có hiệu quả nhất cho nền kinh tế, và cụ thể là cách thức nào để giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua thách thức – tận dụng cơ hội từ EVFTA? Đây cũng là chủ đề được bàn luận với sự tham gia của các vị khách mời là bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và bà Bùi Kim Thùy, chuyên gia nghiên cứu và tư vấn về chính sách hội nhập cho doanh nghiệp.
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt đã nêu rõ hàng loạt thách thức, mà Việt Nam cần khắc phục để có thể biến thành cơ hội phát triển. Trong đó, cũng nêu ra những nhiệm vụ cơ bản trong quá trình Chuyển đổi số quốc gia như: Chuyển đổi nhận thức, Kiến tạo thể chế, Phát triển hạ tầng số, Phát triển nền tảng số, Tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng và Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.
- Thấy gì từ con số giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách 5 tháng đầu năm cao nhất trong giai đoạn 2016-2020?- Mía Gia Lai và thách thức về hiệu quả kinh tế.- Diễn biến thị trường bất động sản sau dịch bệnh do Covid-19.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, lần đầu tiên, một hội nghị trực tuyến của Hội đồng Y tế thế giới thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được tổ chức trong 2 ngày 18 và 19/5. Đặc biệt, sự kiện diễn ra giữa những căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh đại dịch Covid-19, mà theo Tổng thư ký Liên hợp quốc cảnh báo, “các nước đang theo đuổi những chiến lược khác nhau, đôi khi mâu thuẫn và tất cả thế giới đang phải trả giá đắt cho điều này”. Chưa bao giờ, thách thức về sự đoàn kết và vai trò dẫn dắt của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lại trở nên cấp bách như hiện nay.
Liên minh châu Âu vừa kỷ niệm tròn 70 năm ngày thành lập. Diễn ra trong bối cảnh dịch COVID hoành hành và nước Anh đã chính thức rời khỏi EU, lể kỷ niệm tuổi 70 của EU diễn ra trong lặng lẽ. Trong khi đó, việc lần đầu tiên các thành viên EU buộc phải tạm ngừng Hiệp ước Schengen- đóng cửa biên giới, ngăn chặn đại dịch, cho thấy một dấu ấn buồn của khối. Mặc dù nhiều nước EU đã nới lỏng giãn cách xã hội và mở cửa một phần nền kinh tế trở lại, nhưng tương lai nào sẽ chờ đợi EU sau tuổi 70? Bình luận của biên tập viên Hồ Điệp.
Đang phát
Live