Đã qua 2 tháng đầu năm 2021, trong đó có hơn 1 tháng nền kinh tế chịu tác động của đợt dịch Covid thứ ba. Vậy, đợt dịch lần này tác động ra sao tới nền kinh tế? Liệu có thực hiện được mục tiêu tăng trưởng GDP như Quốc hội đề trong năm nay- khoảng 6%?- Kiên trì mục tiêu “kép”- Những thách thức cần vượt qua là chủ đề được bàn luận trong Câu chuyện Thời sự, với sự tham gia của khách mời là GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội.
- Quảng Bình: Tăng cường chống rét cho đàn gia súc- Nông nghiệp ĐBSCL trước những thách thức về an ninh nguồn nước- Nâng cao đời sống người dân với phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn
Sau hơn 2 tháng với hàng loạt diễn biến kịch tính và căng thẳng, đỉnh điểm là cuộc bạo loạn nhiều thương vong ngày hôm qua (7/1) tại tòa nhà trụ sở Quốc hội, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã chính thức đi đến hồi kết. Quốc hội Mỹ chính thức xác nhận ông Joe Biden là Tổng thống hợp hiến thứ 46 của nước Mỹ. Câu chuyện thời sự hôm nay, BTV Phương Hoa và vị khách mời là nhà báo Trần Thanh Tuấn - Trưởng Ban Quốc tế, Báo Tin tức - Thông tấn xã Việt Nam, Nguyên Phóng viên Thường trú TTXVN tại Mỹ sẽ giúp quí vị nhìn lại cuộc bầu cử gay cấn đến phút chót này, cũng như phân tích diện mạo chính trường Mỹ những ngày tới đây.
Tại buổi lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch ASEAN 2020 đã nhấn mạnh rằng: “việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) khẳng định quyết tâm mạnh mẽ về tự do hóa thương mại và liên kết của ASEAN và các Đối tác”. Cụ thể thì việc ký kết Hiệp định RCEP có ý nghĩa như thế nào? Những cơ hội và thách thức của Hiệp định RCEP mang lại cho các nước tham gia vào hiệp định RCEP, trong đó có Việt Nam ra sao? Nội dung này được chúng tôi bàn luận với sự tham gia của vị khách mời là chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; Chủ tịch Ủy ban Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương của Việt Nam.
- Ngành thủy sản cơ hội và thách thức từ hiệp định Thương mại Tự do Việt nam - EU ( EVFTA ). - Nâng cao hiệu quả đội tàu đánh bắt xa bờ
- Lao động ngành du licj gặp khó trước đại dịch Covid 19 - Tín dụng chính sách - điểm tựa cho người nghèo - Phát triển ớt A riêu thành cây chủ lực xóa đói giảm nghèo
Một trong những sự kiện chính trị quốc tế thu hút sự chú ý của dư luận, là những thay đổi trên chính trường Nhật Bản sau khi Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu của Đảng Dân chủ tự do cầm quyền và gần như sẽ chắc chắn trở thành Thủ tướng kế nhiệm ông Abe shinzo – người vừa tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe. Theo nhận xét của Kazuto Suzuki, hiệu phó kiêm giáo sư chính trị quốc tế ở Đại học Hokkaido: Nếu được Quốc hội Nhật Bản phê chuẩn làm thủ tướng, ông Suga được kỳ vọng sẽ trở thành một "Abe thứ hai" của Nhật Bản.
“Đoàn kết là chìa khóa để ASEAN triển khai thành công Cộng đồng, đẩy lùi dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi bền vững. ASEAN cần phát huy vai trò trung tâm, thúc đẩy đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin, đề cao các nguyên tắc cơ bản về thượng tôn pháp luật, nhất là trong bối cảnh môi trường quốc tế phức tạp với nhiều thách thức khó lường”. Đây là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 53 diễn ra ngày 10/9. Trong suốt phiên toàn thể Hội nghị AMM và loạt hội nghị liên quan cấp Bộ trưởng diễn ra ngày hôm qua, tinh thần mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra đã bao trùm xuyên suốt, khẳng định một ASEAN “Gắn kết và chủ động thích ứng”. Các kết quả tích cực đạt được tại từng hội nghị, phiên họp cũng chứng minh vai trò chủ động, quyết đoán của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020. Chị Phương Hoa - phóng viên theo dõi trực tiếp các hội nghị cho biết những thông tin sâu về các sự kiện đối ngoại quan trọng này.
Thủ tướng Israel vừa cho biết, ngoài thỏa thuận vừa đạt được với Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) do Mỹ làm trung gian, Israel đang bí mật đàm phán về thiết lập quan hệ với một số nước Ả-rập. Tuyên bố của ông Netanyahu được cho là có cơ sở khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng vừa có chuyến thăm tới một số nước Ả-rập ở Trung Đông – chuyến đi được cho là nhằm thúc đẩy mối liên kết giữa đồng minh Israel với các nước trong khu vực. Vấn đề dư luận rất quan tâm là các nước Ả-rập đã từng ký kết Sáng kiến Hòa bình Ả-rập năm 2002, trong đó kêu gọi Israel khỏi vùng đất chiếm đóng của các quốc gia Arab năm 1967, đặc biệt là của Palestine, coi đó là điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ với Israel. Đó là lý do đến thời điểm này, ngoài Ai Cập, Gioóc-đa-ni và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, hầu hết các quốc gia Ả-rập khác không công nhận Israel, không có quan hệ ngoại giao hoặc kinh tế chính thức với quốc gia này. Tuy nhiên, liệu khối đoàn kết Ả-rập có lung lay trong điều kiện địa chính trị khu vực đã có nhiều thay đổi? Cuộc trao đổi giữa BTV Thúy Ngọc và phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ai Cập sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này:
Việt Nam đang chịu những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Những dạng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều, mưa lũ, ngập lụt ngày càng nghiêm trọng, rồi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua cũng ngày một khốc liệt hơn. Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến nhanh hơn dự báo, buộc chúng ta phải tìm ra những giải pháp mới, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thích ứng ngày càng tốt hơn.
Đang phát
Live