Một loạt quốc gia châu Á, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Singapore đều ghi nhận tỷ lệ sinh thấp kỷ lục trong năm 2023 và đối mặt với nỗ lo già hoá dân số. Cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đã trở thành một trong những vấn đề cấp bách nhất của các chính phủ, đặt ra thách thức đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
Năm Giáp Thìn 2024 – kỳ vọng bứt tốc.- Cần nắm được cơ hội và thách thức từ các thị trường xuất khẩu lớn trong năm 2024.- Nhiều thách thức đặt ra đối với tân Tổng thống Indonesia.
Kết quả kiểm phiếu ban đầu cho thấy Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia ông Prabowo Subianto đã giành thắng lợi ngay tại vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống với tỷ lệ hơn 60% phiếu ủng hộ. Ngay trong tối qua, ông Prabowo Subianto đã có bài phát biểu đầu tiên trước công chúng, nhấn mạnh những ưu tiên trọng tâm trong nhiệm kỳ tới. Mặc dù kết quả chính thức sẽ được công bố trong 1 tháng nữa, nhưng nhiều khả năng ông Prabowo Subianto giành thắng lợi cuối cùng. Theo giới phân tích, dù vậy, ông Prabowo Subianto vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức, nhất là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội tốt hơn cho người dân. Phóng viên Phạm Hà thường trú tại Indonesia phân tích những kết quả mới nhất của cuộc bầu cử Tổng thống Indonesia
Sau một thời gian trì hoãn, Iraq và Mỹ vừa khởi động vòng đàm phán đầu tiên về tương lai của liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu tại Iraq, từng bước giảm dần sự hiện diện, tiến tới chấm dứt sứ mệnh sau một thập kỷ. Hai bên kỳ vọng, sau quá trình đàm phán, hai bên sẽ chuyển sang quan hệ hợp tác song phương cân bằng để có thể vẫn đảm bảo các nhiệm vụ an ninh, chống khủng bố tại Iraq trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, hiện nay đang có những quan điểm khác nhau giữa hai bên về một lộ trình thích hợp cho vấn đề này, khiến các cuộc đàm phán dự báo sẽ còn nhiều khó khăn. Vậy tương lai nào cho liên quân Mỹ tại Iraq? Một khi Mỹ và các đồng minh “vắng mặt” tại đây, dự báo an ninh Iraq và khu vực sẽ ra sao? Đại sứ Nguyễn Quang Khai cùng phân tích vấn đề này.
“Nghiên cứu, theo dõi, đánh giá và dự báo sát tình hình, tích cực tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các kịch bản phát triển phù hợp, giảm thiểu các tác động tiêu cực và đạt được mục tiêu kép trong phát triển KTXH. Các giải pháp mạnh, có trọng tâm, đủ độ sâu và linh hoạt, phù hợp với yêu cầu trong ngắn hạn và trung hạn đã thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, liên kết vùng, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, và phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững gắn với tiến trình phục hồi xanh toàn cầu”- Đó là một trong những kết quả nổi bật của Bộ KHĐT trong năm 2023 được đúc kết tại Hội nghị tổng kết Công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ 2024 tổ chức sáng nay tại Hà nội. PV Xuân Lan thông tin:
Năm 2023 đánh dấu nửa chặng đường triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với mục tiêu “đến năm 2025 kinh tế số đóng góp 20% GDP”…Thứ hạng kinh tế số tăng trưởng nhanh số 1 khu vực cho thấy toàn nền kinh tế đã có nỗ lực chuyển đổi số đáng ghi nhận, nhưng vẫn cần nhận diện những bất cập còn tồn tại, để sớm tìm giải pháp thúc đẩy hoạt động này hiệu quả hơn trong năm mới 2024 và giai đoạn tiếp theo. Ông Nguyễn Hoa Cương – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cùng bàn luận vấn đề này.
Nhìn lại năm 2023, ngành dệt may Việt Nam phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức khi nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái, xung đột địa chính trị tại một số nước trên thế giới gia tăng. Nếu như năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 44 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2021 thì đến năm 2023, xuất khẩu dệt may đã giảm tới 9% so với năm 2022. Mặc dù vậy, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may năm 2023 vẫn đạt hơn 40 tỷ USD, nhờ một số một số thị trường ổn định và tăng trưởng khá. Trong bối cảnh khó khăn, các doanh nghiệp đã tận dụng những cơ hội nhỏ nhất từ thị trường, mở rộng tệp khách hàng, đa dạng hóa mặt hàng…
Theo Bộ NN-PTNT, 11 tháng năm 2023, Trung Quốc là thị trường XK duy nhất trong số các thị trường XK lớn của Việt Nam có tăng trưởng cao 6,2%, với khoảng 11,5 tỷ đô la Mỹ, dẫn đầu trong tổng giá trị XK nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Dự báo, đến cuối năm, nhu cầu hàng hóa, thực phẩm của Trung Quốc còn tăng mạnh hơn nữa để phục vụ dịp Tết, lễ. Ðây là cơ hội cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam tăng kim ngạch XK vào thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính như trước, không phải hàng hóa nào thị trường Trung Quốc cũng chấp nhận. Các tiêu chuẩn VS-ATTP, kiểm dịch động thực vật và truy xuất nguồn gốc đã được các cơ quan chức năng của Trung Quốc đặt ra. Bên cạnh đó, không ít nông sản của Trung Quốc cũng rất tương đồng với Việt Nam. Những điều này vừa tạo ra lợi thế, vừa là thách thức đối với hàng hóa Việt Nam khi muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc VP Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng SPS Việt Nam), Bộ NN-PTNT cùng bàn luận câu chuyện này.
Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn nhưng với cách làm năng động, sáng tạo, tỉnh Bình Dương đã tạo ra những đột phá mới. Trong đó, tỉnh này thu hút dòng vốn đầu tư giữ vị trí TOP đầu cả nước; thu ngân sách đạt và vượt chỉ tiêu; được vinh danh TOP 1 cộng đồng thông minh thế giới; hệ thống an sinh xã hội được đảm bảo... Sự phát triển của Bình Dương đã vẽ lên bức tranh đầy màu sắc tương sáng trước thềm năm mới.
Xuất khẩu - xuất siêu 2023 và những vấn đề đặt ra cho năm 2024.- Thị trường bất động sản TPHCM - tồn kho nhiều nhưng sẽ hồi phục trong năm 2024.
Đang phát
Live