Cơ hội chuyển đổi số ở Việt Nam - Biến thách thức Covid-19 thành động lực phát triển.- Giao thương online nở rộ - hiệu quả thấy rõ, bất cập cũng nhiều (Bài 1 Loạt bài: Thúc đẩy giao thương trực tuyến – “siết” và “mở” phải song hành)
Từ sau kết quả tăng trưởng quý I, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị: “Nỗ lực kéo giảm sự lây lan của dịch bệnh; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước… là những giải pháp cần quan tâm, đặc biệt từ cấp địa phương - trên tinh thần tôn trọng các xu thế phát triển mới, tôn trọng thị trường nhiều hơn và đặt người dân vào trung tâm. Có như vậy, kinh tế đất nước mới sớm phục hồi và phục hồi bền vững sau đại dịch”. Điều này có trở thành hiện thực hay không, đặc biệt sau tác động của đợt dịch lần thứ 4? Những số liệu cập nhật tình hình kinh tế nói lên điều gì, có thách thức mục tiêu tăng trưởng cả năm hay không?
Chuyển đổi số là cuộc chuyển đổi toàn diện từ không gian thực lên không gian số, cho phép đưa toàn bộ hoạt động lên không gian số. Cuộc dịch chuyển này diễn ra với tốc độ nhanh chóng theo ba trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749 phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030. Là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình về Chuyển đổi số quốc gia, nước ta đã trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số song hành cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động khai thác triệt để các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ mang lại.
Sự tái bùng phát dịch Covid-19 tại nhiều quốc gia có mối quan hệ thương mại với nước ta, đặc biệt là các quốc gia láng giềng, đi kèm các biện pháp phong tỏa, đứt gãy chuỗi cung ứng; cùng nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ 4, từ trong nước, đã và đang cảnh tỉnh khả năng thích ứng và chống chịu của doanh nghiệp Việt, của toàn nền kinh tế. Thách thức từ đại dịch - Cộng đồng doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị tâm thế, thích ứng như thế nào để có thể trụ vững? Chính phủ hỗ trợ như thế nào để cùng sự chủ động của mình, doanh nhân-doanh nghiệp có thể phát triển và phát triển bền vững, trong thế giới đầy biến động vì đại dịch và nhiều mâu thuẫn nền tảng khác? BTV Thu Trang trao đổi cùng ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, Phó Chủ tịch Hội đồng Trung ương các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam về nội dung này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức đánh dấu 100 ngày đầu trong nhiệm kỳ Tổng thống vào ngày 30/4. Nhân dịp này, ông Biden tổ chức một số sự kiện quan trọng, nổi bật là bài phát biểu đầu tiên trước lưỡng viện Quốc hội. Đâu là những gợi mở chính sách và cả những thách thức đối với chính quyền Biden sau dấu mốc 100 ngày?
Với việc bầu Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính, và phê chuẩn việc bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 12 bộ trưởng, trưởng ngành, bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ 2021 -2026 đã chính thức được kiện toàn tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV với 28 thành viên. Làm sao để kế thừa những thành quả đã đạt được của Chính phủ nhiệm kỳ trước, nhưng phải tạo đột phá để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững cho giai đoạn mới, là thách thức đặt ra cho Chính phủ nhiệm kỳ mới. Người dân hiện đang kỳ vọng vào những quyết sách mạnh mẽ, sự chỉ đạo điều hành năng động, quyết liệt của Chính phủ nhiệm kỳ mới cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về cụm cảng Cái Mép-Thị Vải.- Ngày Quốc tế Pháp ngữ năm nay đánh dấu năm khởi đầu cho thời kỳ 50 năm lần thứ 2 của Tổ chức này, đồng thời là dịp để khẳng định tình đoàn kết Pháp ngữ trong đối phó thách thức chung toàn cầu.- Nhiều chủ tàu cá tại tỉnh Quảng Ngãi vẫn vi phạm các qui định trong hoạt động khai thác thủy sản, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác quản lý.- Cuộc hội đàm theo hình thức trực tiếp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc mà không đưa ra bất cứ tuyên bố mang tính đột phá nào.- Malaysia tuyên bố cắt đứt quan hệ song phương với Triều Tiên và buộc nhân viên đại sứ quán Triều Tiên và gia đình phải rời khỏi nước này trong vòng 48 tiếng.- Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục khẳng định vắc xin an toàn, đồng thời kêu gọi các quốc gia duy trì việc triển khai tiêm chủng loại vắc xin này.
Trong nhiệm kỳ2016 – 2021 của Chính phủ, cùng với những giải pháp củng cố nền tảng vĩ mô và tiềm lực của nền kinh tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng hết sức chú ý tới các giải pháp, nhiệm vụ hướng tới mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo để tạo sức bật, sự bứt phá cho nền kinh tế. Chính vì vậy, trong Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Nghị quyết 02 Về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 của Chính phủ, cùng với “đổi mới sáng tạo”, “chuyển đổi số” vẫn là một trong những “từ khóa” quan trọng nhất.
Công nghệ thông tin phát triển, phụ nữ không chỉ có thêm cơ hội tiếp cận, nâng cao trình độ và ứng dụng vào cuộc sống; mà còn khởi nghiệp, sáng tạo những nền tảng số, góp phần nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, muốn khởi nghiệp thành công và đem tới nhiều sản phẩm số hữu ích trong đời sống, phụ nữ cần lường trước những thách thức phải vượt qua.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vừa có bài phát biểu quan trọng đầu tiên về chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Joe Biden. Đáng chú ý nhất, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đã mô tả Trung Quốc là thách thức địa chính trị lớn nhất thế kỷ, và Mỹ sẵn sàng đối đầu nếu cần thiết. Ngoài nhấn mạnh quan điểm với Trung Quốc, với tên gọi “Chính sách đối ngoại vì người dân Mỹ”, bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ cũng đã gợi mở những bước đi ngoại giao sắp tới của Wasington với các đồng minh, đối tác và đối thủ trên toàn cầu. Để có những thông tin rõ hơn, chúng tôi có cuộc trao đổi với phóng viên Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ.
Đang phát
Live