
Cho đến thời điểm hiện tại, nước ta đã và đang Hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới bằng việc tham gia vào các Hiệp định Thương mại tự do FTA thế hệ mới. Hội nhập đã mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng tiếp cận thị trường, kết nối và tham gia sâu hơn vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Bất chấp khó khăn và thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra, Hội nghị cấp cao Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thư 27 đã kết thúc với nhiều kết quả nổi bật. Đáng chú ý là việc các nhà lãnh đạo đã nhất trí về một bản Tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của “thương mại tự do, cởi mở, công bằng, không phân biệt đối xử và có thể dự báo được” để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu trước tác động của đại dịch Covid-19, cũng như cam kết thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương hoạt động hiệu quả. Với tổng dân số 3 tỷ người, chiếm khoảng 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và gần 50% thương mại thế giới, những cam kết và định hướng đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc vực dậy nền kinh tế của khu vực dự kiến sẽ giảm 2,7% trong năm nay.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực (01/08) đúng vào thời điểm dịch Covid 19 vẫn đang diễn biến phức tạp, với số ca mắc mới đáng lo ngại. Trong bối cảnh này, đòi hỏi số một là năng lực kết nối chuỗi giữa Việt Nam với các nước cung ứng nguyên liệu; Năng lực xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam với các đối tác EVFTA để từ đó đảm bảo liên thông cũng như sự thông suốt, liên tục của các chuỗi này, đảm bảo các hợp đồng được thực thi một cách hiệu quả. Vừa qua Đoàn giám sát của UBTV Quốc hội về “Việc thực hiện các Hiệp định thương mai tự do mà Việt Nam là thành viên” đã làm việc với Chính phủ, các Bộ, ngành, kết quả cho thấy, cần nhiều chương trình hành động thực chất hơn nữa.
Đến thời điểm này, 13.000 lao động mắc kẹt tại tâm dịch đã đăng ký với chính quyền thành phố Đà Nẵng để được về quê. Tuy nhiên, kể từ khi UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị các địa phương phối hợp, bố trí phương tiện đón công dân về quê, thì mới chỉ có tỉnh Quảng Ngãi thực hiện điều này. Đến nay mới có thêm 3 địa phương có kế hoạch cụ thể, còn lại gần như chưa có động thái gì để triển khai đón công dân về. Tại Hội nghị Chính phủ mới đây, Thủ tướng yêu cầu các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, qua đây cho thấy các địa phương còn thụ động, thờ ơ với công đân địa phương mình đang còn mắc kẹt ở vùng dịch. Phản ánh của PV Thành Long và Thanh Hiếu tại miền Trung:
- Cảnh giác với những hoạt động núp bóng tự do xuất bản để chống phá Nhà nước Việt Nam.- Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ở một số địa phương đang dần cải thiện.- Phần 3 của loạt bài: “Sai phạm trong hoạt động xây dựng: Lỗ hổng pháp luật hay do lợi ích nhóm”.- Phân tích về chuyến thăm Trung - Đông Âu của Ngoại trưởng Mỹ.- Lãi suất tiền gửi của các ngân hàng đang ở mức thấp.- Nga là nước đầu tiên có vắc-xin ngừa Covid-19 - “Ánh sáng” cuối đường hầm trong cuộc chiến chống đại dịch.
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa nước ta và Liên minh châu Âu.- Sáng nay, nước ta không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID 19, song đã có bệnh nhân thứ 15 tử vong.- Từ 0 giờ hôm nay, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng và 3.000 nhân khẩu quanh khu vực được dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Trong khi đó, thành phố Đà Nẵng đang tính phương án mỗi hộ dân đi chợ 10 lần trong một tháng để hạn chế người ra đường trong dịch COVID-19.- Hôm nay, gần 200 thí sinh ở Điện Biên, Bắc Ninh và Bình Phước phải làm lại bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay bằng đề dự phòng do lỗi của các cán bộ coi thi.- Công an Hải Dương triệt phá đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá quy mô 1 nghìn tỉ đồng.- Các bộ trưởng trong chính quyền Thủ tướng Libăng đồng loạt từ chức trước sức ép liên quan đến vụ nổ khiến ít nhất 163 người chết ở cảng Beirut cách đây 1 tuần.- Tổ chức y tế Thế giới khẳng định, vẫn còn hy vọng đẩy lùi đại dịch COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh đã lây lan ra 240 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 20 triệu người mắc.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU).- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” và phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” của Bộ Công an.- Việt Nam phản đối các hoạt động trái phép gần đây của Trung Quốc tại khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.- Các chuyên gia y tế cảnh báo, trong khoảng 1 tuần tới có thể ghi nhận thêm hàng chục ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày.- Mưa lũ khiến 2 người chết tại tỉnh Lào Cai và gây ngập lụt tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc.- Chính phủ Libăng yêu cầu trong vòng 4 ngày phải xác định được đối tượng chịu trách nhiệm trong vụ nổ kho hóa chất sáng qua (theo giờ Việt Nam) tại cảng Beirut, khiến 137 người chết và trên 5 nghìn người bị thương.- Chính quyền Mỹ tăng cường các nỗ lực, nhằm xóa các ứng dụng “không đáng tin cậy” của Trung Quốc ra khỏi kho ứng dụng của nước này.
Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu -Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, mở ra cơ hội cho nhiều ngành kinh tế của nước ta thâm nhập thị trường đầy tiềm năng của Liên minh Châu Âu. Trong đó, nông sản, mặt hàng chủ lực và thế mạnh của đất nước sẽ có lợi hơn cả, khi được hưởng nhiều thuế suất ưu đãi ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Thế nhưng, để tận dụng cơ hội vàng này, việc tổ chức sản xuất nông sản trong nước cũng cần có những thay đổi lớn, phải thực sự chất lượng, an toàn và chuyên nghiệp; nếu không, cánh cửa thị trường EU vẫn không thể mở. Về nội dung này, BTV Hương Lan có bài bình luận.
- Nước ta đã có bệnh nhân mắc Covid-19 đầu tiên tử vong. Riêng trong ngày hôm nay 31/7 có thêm 82 ca mắc mới tại 6 tỉnh, thành phố đều có liên quan đến ổ dịch tại Đà Nẵng.- Từ 0 giờ đêm nay 31/7, Hà Nội đóng cửa tất cả các quán bar, karaoke, trà đá vỉa hè để phòng chống dịch.- Ít giờ trước khi Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu có hiệu lực, Ủy ban châu Âu EC ra thông cáo khẳng định, đây là Hiệp định Thương mại toàn diện nhất mà EU đã ký kết với một nước đang phát triển.- Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão và gây mưa dông trên diện rộng tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong ngày mai. Các địa phương cần lên phương án đối phó với mưa lũ.- Nhật Bản và Trung Quốc thống nhất về thời gian tiến hành đàm phán cấp chuyên viên về an ninh hàng hải.- Hong Kong hoãn cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp do đại dịch COVID-19.
Đang phát
Live