Cán cân thương mại hàng hóa quý I năm nay ước tính xuất siêu 2,03 tỉ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 3 tháng đầu năm đạt 77,34 tỉ USD. Tốc độ xuất khẩu vượt qua các nền kinh tế lớn ở Châu Á như Singapore, Châu Âu, Hàn Quốc, Thái Lan... Các số liệu ấn tượng về tăng trưởng xuất khẩu cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu tiếp cận và tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại thế hệ mới.
Ngày 26-4, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam phát động cuộc thi báo chí với chủ đề “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”. Cuộc thi dành cho các công dân Việt Nam đang sống trong nước viết theo thể loại chính luận, có tác phẩm đăng tải trên báo in hoặc báo điện tử. Nội dung cuộc thi tập trung vào các vấn đề: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, củng cố niềm tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Bảo vệ sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; bảo vệ hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ...
Các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương phân bổ nốt kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 để làm cơ sở cho kho bạc thanh toán.- Vấn đề quốc tế chúng tôi thông tin việc Nga – Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng tại Afganistan
'Hữu Chí Tất Thành' – Có chí thì nên - Tuổi trưởng thành của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mang một cái tên đầy ý nghĩa như vậy. Rời Tổ quốc tìm đường giải phóng dân tộc vào mùa hè năm 1911 từ một cửa biển phía nam để rồi đến năm 1941, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - bước chân trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba. 30 năm ấy là một chặng đường dài với biết bao cuộc trường chinh vượt qua các đại dương và lục địa, từ thân phận nô lệ trở thành một chiến sĩ cách mạng kiên cường và sáng tạo. Bác đã về đây, Tổ quốc ơi/ Nhớ thương hòn đất, ấm hơi Người. Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ/ Mà đến bây giờ mới tới nơi! Đối với dân tộc Việt Nam, đúng ngày này 80 năm về trước 28/01, mùa xuân năm 1941 - thực sự là một mùa xuân kỳ diệu, bởi đó là mùa xuân mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về trực tiếp lãnh đạo Cách mạng và đã mang theo sắc xuân bất diệt cho đất nước Việt Nam.
- Giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.- Thu hồi xe cũ nát, lạc hậu: Chủ trương đúng nhưng cần có lộ trình phù hợp tránh gây hoang mang cho người dân.- Nhiều người trẻ tâm huyết với nông nghiệp.- Nhận diện chính sách đối ngoại mới của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.- Mỹ xúc tiến đưa hình ảnh nhà hoạt động giải phóng nô lệ da màu lên đồng tiền 20 USD mới.- Nhiều doanh nghiệp hưởng lợi từ tăng giá đồng Việt Nam.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 (năm 2011), Đảng điều chỉnh Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” năm 1991. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng không chỉ tiếp tục khẳng định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội mà còn đưa vào văn kiện này những nội dung mới, phù hợp với những xu thế lớn của thời đại; đề ra mục tiêu, phương hướng và định hướng lớn phát triển đất nước. Thực tiễn 10 năm xây dựng và phát triển đất nước, Cương lĩnh 2011 đã khẳng định giá trị là ngọn cờ tư tưởng lý luận, là kim chỉ nam của Đảng dẫn dắt toàn dân tộc tiếp tục vững vàng và đẩy mạnh công cuộc đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tiến tới ĐH Đảng toàn quốc lần thứ 13, phóng viên Lại Hoa có bài viết "Cương lĩnh 2011- Ngọn cờ tư tưởng lý luận, kim chỉ nam của Đảng". Mời quý vị và các bạn cùng nghe:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật: Giá trị và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam.- Hà Nội: Có hay không lợi ích nhóm và sự bất lực của chính quyền khi để bãi gửi xe trái phép mọc lên tràn lan?
Chỉ 6 tháng sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân Ngày Quốc tế đỏ (1/8/1930), Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng phát hành tài liệu Ngày Quốc tế đỏ (1/8) lên án chiến tranh đế quốc, kêu gọi giai cấp công nhân và các tầng lớp khác trong xã hội vùng lên chống chủ nghĩa đế quốc, chống áp bức bóc lột, phản đối chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình. Từ ngày 1/8 hào hùng đó, sau này được Đảng ta quyết định là ngày truyền thống của ngành tuyên giáo. Đây là lực lượng làm công tác tuyên truyền cổ động, cùng toàn Đảng toàn dân lấy vũ khí tư tưởng kết hợp với các hình thức, các lực lượng để đấu tranh cách mạng chống đế quốc, phong kiến, đòi dân chủ, dân sinh, dân quyền, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, phối hợp kết hợp đấu tranh chính trị tư tưởng với đấu tranh quân sự, đấu tranh ngoại giao. Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành tuyên giáo, mời quý vị và các bạn nghe bài viết của PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương, nhan đề “Công tác Tuyên giáo cần vươn tới tầm cao tư tưởng và chiều sâu của lòng người”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chi Minh rất quan tâm đến công tác tuyên giáo bởi Người khẳng định: “Công việc thành hay bại một phần lớn là do nơi tư tưởng đạo đức, thái độ và lề lối làm việc” và công tác tuyên giáo phải xuất phát từ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng để xác định nhiệm vụ, nội dung, phương pháp hoạt động cụ thể nhằm phục vụ đắc lực cho việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng và dân tộc. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn khảng định công tác tuyên giáo có vai trò đặc biệt trong công tác lãnh đạo, tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân và tổ chức cho nhân dân thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo (1/8/1930 - 1/8/2020), đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương có bài viết "Công tác tư tưởng trước yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong tình hình mới". Đài TNVN trân trọng giới thiệu những nội dung chính của bài viết này:
Đang phát
Live