Trong dòng chảy của thời gian, thế giới đã trải qua một năm 2022 với rất nhiều diễn biến hết sức bất thường, biến động nhanh và khó đoán định. Nhiều quốc gia vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch covid-19; Việc gián đoạn chuỗi cung ứng, giá cước vận tải và các mặt hàng nguyên liệu đầu vào thiết yếu cho sản xuất tăng vọt; Lạm phát cao ở nhiều nơi khiến người dân thắt chặt chi tiêu, tăng trưởng sản xuất - tiêu dùng chậm lại. Đặc biệt, cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina leo thang, kéo dài dẫn đến thị trường năng lượng khủng hoảng. Nền kinh tế toàn cầu suy giảm, khả năng phục hồi chậm... Tất cả đều tác động không thuận tới nền kinh tế Việt Nam. Nhờ vào chủ trương, chính sách đồng bộ, mạnh mẽ, quyết liệt và linh hoạt, từ “ý Đảng” đến “lòng dân”, Việt Nam đã thành công trong chiến dịch tiêm chủng vaccin Covid-19, là cơ sở để hiện thực “mục tiêu kép”: vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế đất nước; Cũng là cơ sở để vượt qua các thách thức từ bên ngoài tác động không thuận tới kinh tế, để có được những kết quả hết sức ấn tượng cho kinh tế Việt Nam trong năm 2022, tạo nền tảng tốt cho năm 2023 được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức, tác động nhiều chiều từ bên ngoài và cả nội tại - bên trong của nền kinh tế… “Kinh tế Việt Nam: Sẵn sàng tâm thế đón 2023” là chủ đề của Chương trình Kinh tế đặc biệt được VOV1 thực hiện - với sự tham gia của hai chuyên gia: TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh và ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Là một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu, kinh tế Việt Nam 2022 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: GDP đạt 8,02%, thương hiệu quốc gia ngày càng thăng hạng, sức hút đầu tư của Việt Nam ngày càng lớn. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức được dự báo sẽ ngày càng nhiều hơn - khi kinh tế quốc tế nhiều biến động, bất định. Việt Nam cần làm gì để từ điểm tựa kinh tế 2022 sẽ có tốc độ tăng trưởng tốt trong năm mới 2023 và giai đoạn tiếp theo?
Hôm nay 4/1, Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp bất thường. Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp lần này là Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Quyết sách của Quốc hội sẽ tạo khung pháp lý để Chính phủ có công cụ đủ mạnh, điều hành nền kinh tế phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng nhanh sau đại dịch.
Sáng nay, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất. Đây là kỳ họp chưa từng có tiền lệ, cho thấy tinh thần đổi mới hành động. Nhân sự kiện này, trong chương trình có bình luận nhan đề “Để không lỡ nhịp phục hồi tăng trưởng”- Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tiếp tục yêu cầu khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh biên giới phía bắc- Sản lượng lúa cả nước năm 2021 đạt gần 44 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so với năm 2020- Các cường quốc hạt nhân trên thế giới ra tuyên bố chung nhất trí ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân- Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp tiêm mũi tăng cường vắc-xin ngừa Covid-19 của hãng Phai-dơ cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi
Vùng Đông Nam Bộ cần cơ chế để tạo đột phá về hạ tầng giao thông, đưa vùng kinh tế trọng điểm này cất cánh.- Thực hư thông tin tp Hải Phòng ghi nhận tới 1.800 ca mắc covid 19 trong ngày hôm qua và biện pháp ứng phó với dịch bệnh của thành phố trong tình hình mới.- Dự án cấp nước tưới trị giá 73 tỷ đồng ở huyện Cư M’ga, tỉnh Đắc Lắc sau hơn 1 năm quyết toán vẫn chưa thể hoạt động vì vỡ đường ống tới 13 lần.- Một chuyến tàu chở hàng đã khởi hành từ Cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh Trung Quốc về Việt Nam. Đây là chuyến tàu hàng đầu tiên của Trung Quốc xuất sang Việt Nam sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực RCEP có hiệu lực.- Thủ tướng Su-đăng tuyên bố từ chức sau cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở quốc gia này.
Năm 2021 là năm nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế cả nước vẫn có những nhân tố tích cực, quan trọng để phục hồi tăng trưởng. Bước qua năm 2021 đầy khó khăn, biến động, năm 2022, nhiều tổ chức, định chế tài chính và giới chuyên gia tỏ ra lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, một câu hỏi được quan tâm vào lúc này là kinh tế năm 2022 sẽ cần thêm động lực gì để vượt khó?
# Kể từ ngày 1/1/2022, sẽ có khoảng 3 triệu người được tăng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng thêm 7,4% và khoảng hơn 300.000 người tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm theo số tiền tuyệt đối sau khi đã được điều chỉnh theo mức tăng chung 7,4%. Đây là các quy định tại Nghị định số 108 của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Sự gia tăng số ca mắc do biến thể Omicron khiến các chuyên gia phải điều chỉnh dự báo tăng trưởng, trong khi lạm phát phi mã đang làm giảm sức mua trong tương lai của các hộ gia đình. Dù nền kinh tế toàn cầu sẽ không trật bánh, song tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ chậm lại vào năm 2022.
Năm 2021, nhờ triển khai tốt các giải pháp thực hiện mục tiêu kép, kinh tế- xã hội của tỉnh Gia Lai cơ bản duy trì ổn định, nhiều lĩnh vực quan trọng có tăng trưởng vượt bậc. Điều này được Cục thống kê tỉnh Gia Lai thông tin trong buổi họp báo trực tuyến mới đây.
Năm 2021, nhờ triển khai tốt các giải pháp thực hiện mục tiêu kép, kinh tế- xã hội của tỉnh Gia Lai cơ bản được duy trì ổn định, nhiều lĩnh vực quan trọng tăng trưởng vượt bậc. Điều này được Cục thống kê tỉnh Gia Lai thông tin trong buổi họp báo trực tuyến tổ chức hôm nay, 29/12.
Đang phát
Live