Tăng cường chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để đạt được mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng 2023.-Chuyển đổi số trong kết nối chuỗi cung ứng nông sản – những câu chuyện thực tiễn.- Kinh tế quốc tế: Đà phục hồi của kinh tế châu Á đang chậm lại – Đâu là điểm sáng?
Chính phủ chính thức phê duyệt đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, tập trung triển khai gói 120.000 tỷ đồng- Thị trường chứng khoán: VN-Index tiếp chuỗi tăng 10 phiên liên tiếp
Dấu mốc người hiến tạng chết não thứ 100: Hồi sinh nhiều cuộc đời - Số ca mắc thủy đậu tăng cao: Khuyến cáo tiêm phòng văc xin - Nhận biết và phòng ngừa bệnh thủy đậu - Nhận biết và phòng ngừa bệnh viêm phế quản mãn tính
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành từ ngày hôm nay, 3/ 4 -góp phần khơi thông thị trường vốn và hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng- Thị trường chứng khoán có dấu hiệu phục hồi qua các phiên tăng điểm liên tiếp
Các vấn đề đặt ra trong quá trình chuẩn hoá thông tin thuê bao di động -Nhìn từ kết quả triển khai giai đoạn 1- Từ kết quả Quý I - Những thách thức đặt ra với mục tiêu xuất khẩu năm 2023- Vì sao người dân Bắc Kạn chưa mặn mà với các dự án phát triển rừng bền vững- Tổ công tác xã hội của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên - giúp bệnh nhân nghèo vượt khó- Mối quan hệ của EU- Trung Quốc qua động thái của các nhà Lãnh đạo Châu Âu
“Kinh tế tư nhân có đóng góp lớn cho kinh tế nước nhà, là động lực của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng của nền kinh tế như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, lần thứ XIII, còn nhiều vấn đề cần định hướng, cần được quan tâm, hỗ trợ, thúc đẩy”. Đây là nhận định, phân tích của các chuyên gia, doanh nhân, tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân lần thứ II, diễn ra sáng nay, tại Hà Nội. Diễn đàn có sự góp mặt của hơn 200 đại biểu chuyên gia, doanh nhân trên mọi miền đất nước.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước - là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 12 năm qua, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I năm 2020 do thời gian này nước ta áp dụng nhiều biện pháp mạnh để phòng chống dịch covid-19. Để đạt kịch bản tăng trưởng 6,5% năm 2023 thì GDP các quý còn lại phải tăng trưởng từ 7-7,5% . Từ kết quả tăng trưởng Quý đầu năm, bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế là nội dung của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia của các vị khách mời: chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực Uỷ ban kinh tế của Quốc hội; bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ). BTV/MC Nguyên Long thực hiện:
Thực phẩm bẩn vẫn luôn là sự ám ảnh người tiêu dùng. Tại tỉnh biên giới Lạng Sơn, thời gian qua các lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ nhiều vụ buôn bán, vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc, không có chứng nhận an toàn VSTP. Ghi nhận của Duy Thái- PV Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc.
Tổng sản phẩm xã hội của TP.HCM trong quý 1 năm nay là hơn 360.600 tỷ đồng, chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2022, thuộc nhóm báo động đỏ của cả nước. Do đó, thành phố cần phải nhìn lại “phác đồ” đưa ra, đánh giá và có giải pháp tăng tốc trong 3 quý còn lại. Đó là chỉ đạo của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tại phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội quý 1 và nhiệm vụ, giải pháp quý 2 năm 2023.
Vào lúc 17h chiều nay (31/03/2023), Bộ Công Thương tổ chức họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2021 và 2022. Theo đó, Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của EVN đều lỗ, trong đó năm 2021 lỗ 975,31 tỷ đồng; năm 2022 lỗ 36.294,15 tỷ đồng. Cụ thể về tính minh bạch của số lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh điện của EVN ra sao? Và việc điều chỉnh giá bán lẻ điện sẽ được thực hiện như thế nào? (31/03/2023)
Đang phát
Live