Tại Việt Nam, dịch Covid 19 đã và đang được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, thời điểm thời tiết giao mùa đang là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm như: Thủy đậu, sốt xuất huyết bùng phát. Từ đầu năm đến nay, theo ghi nhận tại các bệnh viện, các bệnh truyền nhiễm đang tăng đột biến tại Hà Nội và một số địa phương, nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Điển hình, tại Thủ đô Hà Nội, dịch sốt xuất huyết đã tăng gấp hơn 19 lần, thuỷ đậu tăng hơn 100 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều bệnh viện đã quá tải bệnh nhân nhập viện.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa giao Sở Xây dựng phối hợp với đơn vị thiết kế tiếp tục hoàn thiện Đồ án quy hoạch phía Đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng, thành phố Nha Trang. Theo đó, tỉnh này đề nghị di dời Nhà khách Bộ Công an để xây dựng bảo tàng A.Yersin.
Sáng kiến về cơ chế hợp tác “Sông Mê Công an toàn” được Trung Quốc và Thái Lan đồng khởi xướng vào năm 2013. Việt Nam chính thức tham gia cơ chế hợp tác sông Mê Công an toàn từ năm 2019 đến nay. Sau khi tham gia cơ chế hợp tác Việt Nam cùng các nước đã phối hợp triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma túy xuyên quốc gia, số lượng thu giữ hàng tấn ma túy, bắt giữ được nhiều đối tượng cầm đầu các tổ chức tội phạm. Nhân dịp tổng kết hoạt động của cơ chế hợp tác sông Mê Công an toàn về kiểm soát ma túy, Việt Cường, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an về vấn đề này
Quý I/2023, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023. Có tới 15 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm so với cùng kỳ năm trước. 4 trung tâm phát triển công nghiệp là Bắc Ninh, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc tăng trưởng âm trong quý 1/2023. Đáng lưu ý, công nghiệp chế biến, chế tạo - chiếm tới hơn 85% kim ngạch XK - đã không còn đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế trong quý đầu năm - khi sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm mạnh, chỉ số tồn kho toàn ngành tăng cao. Vậy đâu là giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như tăng trưởng công nghiệp trong các quý tiếp theo? PV Nguyên Long phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương về nội dung này:
Đánh giá về Nghị quyết 54 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tạo được động lực phát triển mạnh mẽ cho TP.HCM, “đầu tàu” kinh tế của cả nước. Bởi vậy, một Nghị quyết mới về TP.HCM không chỉ mang tính đặc thù mà phải đột phá với tinh thần “TP.HCM vì cả nước, cả nước vì TP.HCM”.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, tăng trưởng Việt Nam có thể đạt mức 6.5% trong năm nay- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chính thức vận hành Cổng thông tin doanh nghiệp- Phiên chứng khoán chiều qua, cổ phiếu bất động sản hạ độ cao, VN-Index giảm nhẹ
Luật giao dịch điện tử sửa đổi: Làm sao đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin và thúc đẩy giao dịch điện tử, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số- Nhức nhối nạn tảo hôn vùng biên: Hủ tục hay nhờn luật pháp- Chuyến thăm Trung Quốc của các nhà lãnh đạo Châu Âu, trong đó trọng tâm bàn về đề cuộc xung đột Nga-Ukraine- Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, tăng trưởng Việt Nam có thể đạt mức 6.5% trong năm nay- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chính thức vận hành Cổng thông tin doanh nghiệp- Phiên chứng khoán chiều qua, cổ phiếu bất động sản hạ độ cao, VN-Index giảm nhẹ
Mặc dù tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) quý đầu năm chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ năm ngoái - là mức tăng trưởng vào bậc thấp nhất trong vòng 12 năm qua. Song, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng Ba, ngày 3/4, thảo luận về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022, tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2023; Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; trên cơ sở ý kiến của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng chỉ rõ: chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng năm 2023 và chỉ tiêu kiểm soát lạm phát. Điều này cũng đồng nghĩa Chính phủ vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023 và kiểm soát lạm phát ở mức 4,5%. Đâu là giải pháp để đạt được mục tiêu trong bối cảnh rất nhiều khó khăn phía trước? Câu chuyện thời sự bàn về nội dung này, với vị khách mời là Chuyên gia kinh tế, TS Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Vietnam.
Chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng trước rất nhiều khó khăn - đâu là giải pháp?- Cựu Tổng thống Donald Trump bị truy tố: Có thực sự bất lợi?- Doanh nghiệp bất động sản chủ động cơ cấu, tăng nguồn cung phù hợp với thị trường
Là Trung tâm kinh tế lớn nhất đất nước, trong quý 1 vừa qua, tăng trưởng kinh tế của thành phố HCM chỉ đạt 0,7%, thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương và xếp hạng 56/63 địa phương. Nguyên nhân nào dẫn đến việc đầu tàu kinh tế của cả nước lại bị nằm ở nhóm cầm đèn đỏ. Những giải pháp tăng tốc trong 3 quý còn lại của năm nay của thành phố HCM là gì?
Đang phát
Live