Du lịch là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất do đại dịch Covid-19. Để phục hồi sản xuất kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, các cá nhân - doanh nhân và cơ quan chủ quản hoạt động này đã, đang có nhiều giải pháp, trong đó, kỳ vọng thu hút khách du lịch nội địa. Hành trình này có thể gặp những khó khăn-thuận lợi gì, cần sự phối hợp - hỗ trợ như thế nào từ cấp trung ương, các ban - ngành liên quan và cả người dân. Bàn về vấn đề này, khách mời là ông Hà Văn Siêu – Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và bà Trần Nguyện – Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Sun Group.
- Chính phủ ban hành Nghị Quyết phấn đấu thực hiện cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh dịch COVID-19.- Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bàn giải pháp khôi phục hoạt động du lịch trong nước, tiến tới khôi phục hoạt động du lịch quốc tế.- Quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục nóng khi Trung Quốc đưa ra hàng loạt lời cảnh báo mạnh mẽ liên quan đến luật an ninh Hong Kong.- Philippine thả hơn 22.000 tù nhân nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.
- Các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, giải pháp thực hiện.- Chủ tịch tỉnh kiêm hiệu trưởng đại học: “Một vai hai gánh” – Liệu có khả thi?- Những tín hiệu vui cho nông sản xuất khẩu.- Khám phá không khí tại đầm sen Tây Hồ, Hà Nội những ngày hè.
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 14, sáng 20/05, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo trước Quốc hội về phòng chống dịch COVID-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có điều chỉnh nhiều chỉ tiêu quan trọng. Trong báo cáo gửi tới Quốc hội, Chính phủ đã đưa ra 2 kịch bản dự kiến về tăng trưởng của Việt Nam năm 2020. Kịch bản 1: GDP tăng dự kiến cao nhất tăng khoảng 5,2%, và Kịch bản 2: GDP tăng dự kiến khoảng 3,6 đến 4,4% so với năm 2019 - thấp hơn mục tiêu đề ra ban đầu là tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,8%. Biên tập viên Nguyên Long trao đổi cùng Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về “Các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và bàn giải pháp thực hiện.
- Những kịch bản tăng trưởng kinh tế đang được Chính phủ xây dựng phù hợp với thực tế phát triển của đất nước.- Cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, doanh nghiệp cần chủ động, sáng tạo để nắm bắt cơ hội mới sau dịch Covid-19. Đây là nội dung trả lời phỏng vấn của Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.- Các bộ, ngành, địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 11,9 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ. Để hoàn thành mục tiêu khi các thị trường trên thế giới mở cửa trở lại, cơ hội nào cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng, tạo đòn bẩy vững chắc, biến rủi thành may, hoàn thành mục tiêu đề ra từ nay đến cuối năm, đòi hỏi sự quyết liệt của các bộ ngành, người dân, cũng như doanh nghiệp. Bàn về chủ đề "Làm gì để xuất khẩu nông sản tiếp tục đà tăng trưởng", khác mời là ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản ( Bộ NN&PTNT) và ông Trương Văn Năm – Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
- Chủ trì phiên họp trực tuyến Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, phải phấn đấu đạt được mục tiêu kép trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế xã hội, làm sao tăng trưởng cao hơn dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế là 2,7%.- Năm thứ ba liên tiếp, Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2019. Hà Nội duy trì tốp 10, trong khi Lai Châu xếp cuối bảng.- Thêm 11 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Trong khi đó, 0 giờ đêm nay, sẽ dỡ bỏ lệnh phoa tỏa cách ly ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh.- Chính phủ nhiều nước đang nới lỏng quy định giãn cách xã hội, sớm khôi phục kinh tế nhưng một cuộc thăm dò dư luận trên toàn cầu công bố cho thấy: người dân mong muốn điều ngược lại.- Giải thưởng báo chí danh giá của Mỹ Pulitzers năm nay tôn vinh sự cống hiến của các nhà báo chống lại những bất công và bất bình đẳng xã hội.
- Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Tư và 4 tháng năm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải nỗ lực phấn đấu đạt tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng 2,7% được Quỹ tiền tệ quốc tế IMF nhận định.- 19 ngày nước ta không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng. Thêm 11 ca được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương công bố khỏi bệnh.- Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2019.- Cường độ nắng nóng gia tăng ở Bắc Bộ và Trung Bộ, có nơi trên 38 độ C.- Quan hệ Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng liên quan đến cuộc khẩu chiến về nguồn gốc của dịch Covid-19.- Mỹ và Nga không tham gia đóng góp vào hoạt động nghiên cứu sản xuất và phân phối vắc-xin ngừa virus SARS CoV-2 đặt ra câu hỏi liệu có phải các nước này đang tìm cách kiểm soát vắc-xin toàn cầu hay không.- Bộ Tài chính Mỹ công bố khoản vay kỷ lục trị giá gần 3.000 tỷ USD cho kế hoạch giải cứu nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới tuần qua là 1 bức tranh mang những gam màu tối, sáng đan xen. Trong khi, một số nước đã tuyên bố vượt qua đỉnh dịch và bắt đầu nới lỏng các hạn chế xã hội, cũng như tính đến việc mở cửa trở lại nền kinh tế; thì tại 1 số khu vực và quốc gia khác, tình hình dịch bệnh vẫn đang là “nghiêm trọng và rất nghiêm trọng”, buộc chính quyền các nước phải thắt chặt các quy định phòng dịch hơn nữa. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
Thông tin từ báo cáo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam 2019 - PAPI 2019: Nghèo đói, tăng trưởng kinh tế và môi trường là những vấn đề người dân quan ngại nhất, ngay cả trước khi Việt Nam bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Đang phát
Live