Từ những vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng tại nhà ở kết hợp thuê trọ, chung cư mini, đến vấn đề cấp thiết về nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp tại Hà Nội- Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, tạo động lực mới cho hợp tác 3 bên- Sách cũ truyền tay – ươm những mầm xanh”. Hoạt động xã hội ý nghĩa của nhóm từ thiện Fly to Sky tại TPHCM- Lạng Sơn thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa- Các Luật đất đai và Luật nhà ở (sửa đổi) sớm có hiệu lực, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội- Tăng trưởng tín dụng nền kinh tế hơn 4 tháng đầu năm nay chỉ đạt gần 2%- Thị trường chứng khoán tiếp tục xu hướng giảm
- Ưu tiên tăng trưởng kinh tế nhằm đạt mục tiêu 6-6,5% gắn với giữ vững ổn định vĩ mô, tạo đà phục hồi - Chương trình hành động của Chính phủ về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới”, xác định những mục tiêu cụ thể - Cần cơ chế, chính sách mới để tạo động lực phát triển doanh nhân là nội dung cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Kim Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Báo cáo thẩm tra về tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và Ngân sách nhà nước năm 2024 do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của quốc hội trình bày tại ngày họp đầu tiên của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 có đánh giá, bên cạnh những kết quả đạt được, diễn biến tình hình kinh tế xã hội những tháng đầu năm 2024 bộc lộ những khó khăn, thách thức. Nhìn vào Quý I, tăng trưởng GDP có cải thiện nhưng “chưa quay lại quỹ đạo cần thiết”. Để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng cả năm như Nghị quyết của Quốc hội đề ra, cần nhiều việc phải làm.
Để phấn đấu hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 65, phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024; trong đó yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tục quán triệt phương châm chỉ đạo, điều hành đã được xác định từ đầu năm với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh":
Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2024 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đưa ra tại toạ đàm “Đối thoại chính sách: Ổn định thị trường Vàng; Giữ vững vĩ mô; Tạo đà phục hồi trong bối cảnh thế giới bất định” tổ chức sáng nay (17/5) có tới 10 điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024 với cả những điểm sáng, và cả những áp lực tới ổn định vĩ mô, những yếu tố khiến sự phục hồi kinh tế năm 2024 của Việt Nam chưa thực sự bền vững, đòi hỏi phải có giải pháp điều hành mạnh mẽ, nhưng cần phù hợp và linh hoạt. CTV Minh trang và Thuỳ Dung thông tin:
Chỉ số xanh cấp tỉnh PGI - cơ hội tạo đột phá phát triển cho các địa phương.- Ứng dụng công nghệ để phát triển thương mại điện tử và logistics hiện đại, bền vững ở Việt Nam.
“Cần nâng cao hiểu biết của công chúng về chuyển đổi năng lượng giữa các thành phần xã hội khác nhau ở Việt Nam. Đặt người dân làm trung tâm, đảm bảo rằng mọi chủ thể trong xã hội tham gia tích cực, chủ động vào quá trình chuyển dịch năng lượng, thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh mà chính phủ Việt nam đang hướng tới, để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050” – Đó là những nội dung được bàn luận tại Chương trình Hội thảo “Truyền thông Nâng cao Nhận thức Cộng đồng về Chuyển dịch Năng lượng” do Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á-thuộc Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên hợp quốc phối hợp với Vụ Kinh tế Công nghiệp Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức vào sáng nay 23/4. PV Xuân Lan thông tin:
Thúc đẩy tín dụng sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, khách hàng hưởng lợi.- Chuyên gia ADB nhận định nhiều tín hiệu tích cực cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.- Không vướng mắc, chủ đầu tư ở TP.HCM vẫn “chây ỳ” làm sổ hồng.
Tăng trưởng kinh tế quý I năm nay đạt 5,66%, cao nhất 4 năm qua. Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, các động lực tăng trưởng hồi phục vẫn chưa đồng đều, thiếu chắc chắn, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn phía trước.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hôm qua( 16/4) nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong bối cảnh các nền kinh tế đã chứng tỏ được khả năng phục hồi đáng kinh ngạc bất chấp áp lực từ lạm phát và những thay đổi trong chính sách tiền tệ. Nền kinh tế thế giới đang được nhận định là chuẩn bị cho một năm tăng trưởng chậm nhưng ổn định khi hầu hết các chỉ số vừa được đưa ra trong Báo cáo Tăng trưởng Kinh tế toàn cầu báo hiệu về “một cuộc hạ cánh mềm”.
Đang phát
Live