Việt Nam sẵn sàng tăng trưởng mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm.- Ngân hàng cấp tập tăng vốn điều lệ.- Luật Kinh doanh Bất động sản tăng minh bạch và trách nhiệm của môi giới.
Tại hội thảo công bố "Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2024" tổ chức sáng nay (20/6/2024), Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, thuộc trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra nhận định "Kinh tế nước ta trong năm 2024 có thể diễn biến theo 2 kịch bản". Kịch bản 1, tăng trưởng GDP 2024 ở mức 5,85%, lạm phát ở mức 4,5; Kịch bản thứ 2 là điều chỉnh chính sách tăng GDP 2024 ở mức 6.01%. Các nội dung liên quan đến “Chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh” cũng được các đại biểu tập trung bàn thảo, phân tích làm rõ những cơ hội, thách thức và tiềm năng của Việt Nam trong thời gian tới. Hai thách thức chính trong chuyển đổi năng lượng ở nước ta vẫn là cơ sở hạ tầng và kinh phí.
Quốc hội xem xét phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tại kỳ họp thứ 7, QH Khoá XV: Cơ hội hợp tác sâu rộng với các nền kinh tế phát triển- Người thương binh vượt khó Lâm Anh Lữ, tỉnh Cà Mau với những nỗ lực trong phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội- Ukraine và Moldova tiến gần hơn tới mục tiêu gia nhập EU- Nền kinh tế Việt Nam tiếp đà hồi phục sau dự báo tăng trưởng quý II- Các "đại bàng" công nghệ Đài Loan muốn chuyển sản xuất sang VN- Cuộc đua tăng vốn của các công ty chứng khoán trong nước
- Đổi mới sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số và phát triển bền vững - Cần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống - Sơn La thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp xanh, bền vững.
Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến phiếu lý lịch tư pháp.- Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước ASEAN có GDP tăng trưởng tốt nhất.- Cần sớm tháo gỡ khó khăn trong khai thác cát biển phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Bắc – Nam.- Tòa án liên bang Delaware (Mỹ) kết tội ông Hunter Biden, khiến ông trở thành con của một Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên bị kết tội.- Indonexia phân bổ lại ngân sách, dành thêm hàng trăm triệu đô la Mỹ hỗ trợ nông dân đối phó với hạn hán.
Từ kết quả tăng trưởng kinh tế 5 tháng đầu năm, để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả các động lực tăng trưởng truyền thống, đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới.
Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo là những điểm sáng nối bật trong bức tranh kinh tế xã hội 5 tháng đầu năm nay. Trong đó, xuất siêu đạt hơn 8 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực. Hoạt động dịch vụ trong 5 tháng sôi động và tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh những tín hiệu tích cực, nền kinh tế vẫn chưa phục hồi toàn diện. Động lực tăng trưởng dựa vào tiêu dùng phục hồi chậm và yếu. Khu vực doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả năm 2024 ở mức 6-6,5% như đã đề ra, đòi hỏi quyết tâm cao và nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, “làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới”. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học kinh tế, thuộc Đại học quốc gia.
Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả năm 2024 ở mức 6 đến 6,5%.- Mỹ xích lại gần hơn với Pháp - đồng minh chủ chốt ở châu Âu qua chuyến thăm Pháp của Tổng thống Mỹ Joe Biden.- Tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024 vừa được Tổng cục Thống kê công bố, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Trong 5 tháng đầu năm 2024, CPI bình quân tăng hơn 4%; đầu tư nước ngoài tăng 2%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 9,1%; Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng qua ước đạt gần 306 tỷ USD, tăng cao ở mức 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất siêu đạt hơn 8 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực. Hoạt động dịch vụ trong 5 tháng cũng diễn ra sôi động và tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh những tín hiệu tích cực, nền kinh tế vẫn chưa phục hồi toàn diện. Động lực tăng trưởng dựa vào tiêu dùng phục hồi chậm và yếu. Khu vực doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả năm 2024 ở mức 6-6,5% như đã đề ra, đòi hỏi quyết tâm cao và nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, “làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới”. Cùng trao đổi với TS Nguyễn Quốc Việt-Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách-ĐH Kinh tế-ĐH Quốc gia .
- Khơi thông các điểm nghẽn - thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- Kết nối hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam - Singapore- Phỏng vấn bà Serene-Ng, Trưởng đại diện Văn phòng đại diện Tổng cục Du lịch Singapore tại Việt Nam về các hoạt động hợp tác phát triển du lịch Việt Nam – Singapore
Đang phát
Live