“Khi doanh nghiệp tham gia điều chỉnh phụ tải điện (DR)”, đã có rất nhiều lợi ích đạt được cho cả doanh nghiệp, ngành điện và nhà nước. Trong đó, lợi ích đáng kể nhất đó là góp phần cắt giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, giúp sử dụng hiệu quả nguồn điện, đảm bảo điện, nhất là trong các thời gian cao điểm mùa khô khi nhu cầu điện tăng cao. Đó là nội dung bài đầu tiên trong loạt bài hai kỳ “Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) - Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế” của PV Bá Toàn được phát sóng trong chương trình hôm qua. Và, mặc dù Việt Nam đã có “Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện” từ năm 2007, nhưng đến nay, chương trình này vẫn đang được thực hiện theo hình thức “phi thương mại”, hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện tham gia, hỗ trợ của khách hàng qua sự kêu gọi của các đơn vị điện lực, “Cần cơ chế để doanh nghiệp tham gia Quản lý nhu cầu điện/điều chỉnh phụ tải điện” (DSM/DR) là nội dung bài 2, cũng là bài cuối của loạt bài này.
Lần đầu tiên trong lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày 28/5/2024 đã lên tới hơn 1 tỷ kWh. Đồng nghĩa, công suất phụ tải điện đã tới hạn. Căng thẳng điện trong các giờ cao điểm rất dễ xảy ra, nhất là khi hệ thống điện gặp sự cố một số tổ máy điện có công suất lớn. Nhờ có sự đồng hành của hơn 13 nghìn doanh nghiệp sử dụng điện lớn thực hiện chương trình “quản lý nhu cầu điện” (DSM), và cụ thể là thực hiện “điều chỉnh phụ tải điện” (DR) - thông qua việc hạn chế, giảm sử dụng điện trong các khung giờ cao điểm để dịch chuyển sang sử dụng điện vào giờ thấp điểm, đã góp phần cắt giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, giúp sử dụng hiệu quả nguồn điện, đảm bảo điện, nhất là trong các thời gian cao điểm mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm) khi nhu cầu điện tăng cao. Đóng góp quan trọng như vậy, thế nhưng hiện nay các đơn vị liên quan vẫn đang thực hiện việc “điều chỉnh phụ tải điện” phi thương mại, nghĩa là kêu gọi, khuyến khích khách hàng (chủ yếu là các doanh nghiệp sử dụng nhiều điện) tự nguyện điều chỉnh giảm nhu cầu dùng điện trong các thời điểm nhu cầu của hệ thống tăng cao - mặc dù Việt Nam đã có “Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện” từ năm 2007. Cần cơ chế, chính sách phù hợp để chương trình quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra, đó là: góp phần đảm bảo cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện; giảm nhu cầu vốn đầu tư phải xây mới, mở rộng hệ thống điện; góp phần giảm áp lực tăng giá điện; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành điện. Loạt bài hai kỳ “Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) - Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế” của PV Bá Toàn đề cập nội dung này. Chương trình hôm nay phát sóng bài 1 với nhan đề “Nhiều doanh nghiệp lớn tham gia điều chỉnh phụ tải điện (DR)”:
Trong việc vận hành hệ thống, theo nhiều chuyên gia, việc điều chỉnh phụ tải, dịch chuyển thời gian sản xuất sẽ giảm nhu cầu sử dụng điện, góp phần giảm công suất vào giờ cao điểm, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định cho doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí sản xuất, nhất là với TP.HCM. Tin của phóng viên thường trú TP.HCM:
Thúc đẩy liên kết, hợp tác phát triển ngành công thương giữa các địa phương.- Viettel Future Changemakers 2024: Quản trị viên tương lai tạo nên những sản phẩm thay đổi xã hội.- Công trình xây dựng sát đường dây truyền tải điện - hiểm họa khó lường.
Sáng 07/5/2024, Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng tổ chức họp định kỳ (2 tuần/lần) để cập nhật tiến độ, tình hình triển khai các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Chia sẻ những khó khăn, mất mát xảy ra trong việc mưa lũ cuốn trôi lán tạm - nơi ở của nhóm công nhân lao động Công ty xây lắp điện 4 chiều qua (06/5) đang thi công Gói thầu số 8 của tuyến đường dây 500kV Quảng Trạch Quỳnh Lưu, làm chết 3 người và bị thương 4 người, Ban chỉ đạo Nhà nước nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác an toàn lao động gắn với đảm bảo tiến độ, chất lượng của các dự án. PV Nguyên Long thông tin:
Sáng hôm qua (24/4), trên mạng xã hội xuất hiện các đoạn clip ghi lại cảnh một người phụ nữ ngồi lên người trẻ rồi nhét thức ăn vào miệng trẻ. Ngay lập tức clip được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, gây phẫn nộ trong dư luận. Qua xác minh, vụ việc này xảy ra tại trường mẫu giáo Tí Bo (đường Linh Đông, phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TPHCM). Vì sao các vụ bạo hành trẻ mầm non vẫn tái diễn dù bị xã hội lên án và bị xử lý theo pháp luật? Giải pháp nào để ngăn chặn các vụ bạo hành này? Nhà văn – nhà báo Hoàng Anh Tú - tác giả của nhiều đầu sách về hành vi và kỹ năng ứng xử cùng bàn luận câu chuyện này.
Phụ tải điện liên tục duy trì ở mức cao trong suốt 10 ngày qua, kể từ 15/4 đến nay. Sản lượng trung bình ngày đạt 881,2 triệu kWh, cao hơn so với phương thức tháng 4 khoảng 15,5 triệu kWh. Riêng miền Bắc phụ tải bình quân tuần qua tăng hơn 13 triệu kWh/ngày so với tuần trước. Đáng lưu ý, phụ tải điện ngày 23/4/2024 đã đạt kỷ lục từ trước tới nay, lên tới 942 triệu kWh/ngày. Dự báo trong hôm nay và ngày mai phụ tải khả năng sẽ tiếp tục phá kỷ lục này. Tình hình cung cấp điện vẫn tiếp tục được đảm bảo tốt nhờ các giải pháp đồng bộ, nhất là việc vận hành linh hoạt các nguồn điện. Đã có khoảng 17 triệu kWh điện khí LNG được cung cấp cho hệ thống mỗi ngày. Ngành Công Thương kêu gọi tăng cường các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiêu quả!
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên.- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương lần đầu tiên thực hiện thành công ca phẫu thuật cấy ốc tai điện tử cho cháu bé 30 tháng tuổi.- Mưa đá diện rộng xuất hiện chiều tối nay ở Cao Bằng và Bắc Kạn.- Australia tưởng niệm các nạn nhân của vụ tấn công bằng dao tại trung tâm thương mại hôm 13/4 vừa qua.- Tập đoàn công nghệ Intel xây dựng hệ thống mô phỏng thần kinh lớn nhất thế giới, để hỗ trợ các nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) được lấy cảm hứng từ não bộ trong tương lai.
Đã bước vào thời gian cao điểm nắng nóng của miền Bắc và cũng là cao điểm của cả nước. Công điện số 38 của Thủ tướng Chính phủ cho thấy, nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian mùa khô (từ tháng 5 đến tháng 7) được dự báo tăng trưởng rất cao (lên đến 13%, cao hơn nhiều so với kế hoạch khoảng 9,6%), riêng miền Bắc dự kiến tăng kỷ lục, tới 17% so với cùng kỳ năm 2023. Việc đảm bảo vận hành an toàn tuyệt đối hệ thống truyền tải điện liên miền từ miền Nam, miền Trung ra để góp phần giảm căng thẳng cung ứng điện miền Bắc cao điểm mùa khô là nhiệm vụ chính trị đặt ra. Đây cũng là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và thời gian tới, nhất là trong mùa cao điểm nắng nóng 2024.
Ngày 15/04/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện (số 38/CĐ-TTg) về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo. Cùng với việc tập trung triển khai nhanh các dự án nguồn điện, lưới điện, Thủ tướng nhấn mạnh việc thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết kiệm điện. Mặc dù đã chủ động các kịch bản cung cấp điện cao điểm mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 7/2024) với nhiều giải pháp đồng bộ, song, dự báo trong các tháng cao điểm nắng nóng, nhu cầu tiêu dùng điện có thể tăng trưởng tới 13% so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy, tăng cường các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong giai đoạn cao điểm mùa khô - khi nhu cầu phụ tải điện tăng cao là vô cùng cần thiết, góp phần đảm bảo điện cho sản xuất và đời sống. Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay bàn về nội dung này, với sự tham gia của ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ TKNL & PTBV, Bộ Công Thương và ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Đang phát
Live