Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa hè năm nay, ở miền Bắc dự báo nắng nóng sẽ xảy ra nhiều hơn và gay gắt hơn năm 2022, nhu cầu sử dụng điện tăngcao làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố gây mất điện diện rộng. Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho biết, việc cung cấp điện tại miền Bắc trong những tháng tới dự kiến rất khó khăn do nhu cầu sử dụng điện có xu hướng tăng nhanh hơn các vùng miền khác, trong khi thiếu các nguồn điện mới được triển khai xây dựng.
Điều chỉnh phụ tải điện (DR) là một trong những chương trình quản lý nhu cầu điện nhằm khuyến khích khách hàng chủ động điều chỉnh giảm nhu cầu sử dụng điện được cung cấp từ hệ thống điện quốc gia, góp phần giảm công suất cực đại vào giờ cao điểm của hệ thống điện, giảm tình trạng lưới điện bị quá tải. Những năm gần đây, đặc biệt vào thời gian cao điểm mùa khô, ngành điện đẩy mạnh triển khai chương trình này với các khách hàng công nghiệp - cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. PV Nguyên Long phỏng vấn ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về nội dung này:
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện tượng El-nino sẽ chi phối và tác động đến thời tiết nước ta. Hiện vẫn đang là thời gian cao điểm nắng nóng ở khu vực miền Nam và trải xuống miền Trung. Nắng nóng ở khu vực miền Bắc sẽ bắt đầu từ tháng 5 và cao điểm của nắng nóng năm nay ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ tập trung từ tháng 6 đến tháng 8 - với dự báo nền nhiệt trên cả nước thời kỳ này có thể cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C. Các dự báo cho thấy chúng ta sẽ phải đối diện với một mùa hè rất nóng. Có khả năng xuất hiện từ sáu đến tám đợt nắng nóng, tập trung trong khoảng từ đầu tháng 6 đến nửa đầu tháng 8, trong đó có một số đợt nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Điện là nguồn năng lượng tiêu dùng thiết yếu trong sản xuất, đời sống sinh hoạt hằng ngày. “Sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm thời gian cao điểm nắng nóng” không chỉ giúp giảm hoá đơn tiền điện phải trả trong mỗi gia đình mà còn góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước. Tư vấn cách sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm cũng là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn, với sự tham gia đồng hành của ông Trần Viết Nguyên – Phó Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Ngày 03/02/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân” mới - với khung giá sàn và giá trần đều tăng so với Khung giá cũ. Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương hoàn thành các bản báo cáo tài chính liên quan, đồng thời xây dựng các phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Như vậy, lộ trình điều chỉnh tăng giá điện đã khá rõ ràng. Theo các chuyên gia, đây là thời điểm mà Chính phủ và các bộ ngành cần đánh giá kỹ các tác động của việc tăng giá điện đối với sản xuất và đời sống để quyết định mức tăng phù hợp. Và đâu là những việc cần làm ngay để chuẩn bị cho lộ trình tăng giá điện của Chính phủ trong thời gian tới?
Dịp Tết nguyên đán Quý Mão 2023, đa số người lao động làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp được nghỉ trọn vẹn một tuần lễ, quây quần bên gia đình, vui xuân, đón Tết. Nói đa số là bởi, vẫn có không ít cán bộ, nhân viên, người lao động làm việc ở những lĩnh vực đặc thù phải ở lại công trường, làm việc 24/7 - xuyên Tết tại nhiệm sở, bắt đầu công việc của năm mới ngay trong thời khắc giao thừa. “Để dòng điện luôn sáng, dòng dầu luôn chảy” không chỉ là trách nhiệm, mà còn là niềm tự hào, vinh dự của nhiều thế hệ cán bộ, người lao động làm việc trong lĩnh vực năng lượng của đất nước. “Đón Tết sớm trên các công trình truyền tải điện Quốc gia” là phóng sự của phóng viên Nguyên Long thực tế tại Truyền tải Điện Hoà Bình những ngày giáp Tết này:
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 tăng 6 - 6,5% theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua (ngày 12/11/2021), việc đảm bảo điện là vô cùng quan trọng. “Giải pháp đảm bảo điện trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi, thích ứng an toàn với covid-19: Những vấn đề đặt ra” – là nội dung được chúng tôi bàn luận cùng ông Võ Quang Lâm - Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Tại diễn đàn Năng lượng cho phục hồi kinh tế sau đại dịch covid-19 do Hội Truyền thông Số Việt Nam tổ chức hôm nay (26/11/2021), đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng 2 kịch bản tăng trưởng điện của năm 2022, trong đó có cả kịch bản tăng trưởng điện rất cao - lên tới 12,4% - khi nền kinh tế phục hồi, thích ứng an toàn với covid-19.
-Những điểm sáng và những điều cần lưu ý trong phục hồi kinh tế - nhìn từ số liệu thống kê tháng 10 và 10 tháng, năm 2021.- Ban Quản lý dự án công trình điện miền Bắc: Coi trọng ứng dụng công nghệ trong quản lý các dự án truyền tải điện
Dịch covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường ở nhiều địa phương trên cả nước. Thời điểm này cũng đang là cao điểm mùa mưa bão. Xác định việc đảm bảo vận hành an toàn lưới điện quốc gia, đặc biệt, không để gián đoạn vận hành hệ thống đường dây và trạm biến áp 500 kV - công trình trọng điểm liên quan đến an ninh quốc gia là nhiệm vụ chính trị, Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đã tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ gắn với công tác đầu tư công nghệ, chuyển đổi số nhằm thực hiện tốt “mục tiêu kép”. PV Nguyên Long phỏng vấn ông Lưu Việt Tiến - Phó Tổng giám đốc EVNNPT về nội dung này:
Nghị quyết 105- hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại trong đại dịch.- Dệt may khó đạt mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD.- Nhiều dự án truyền tải điện 500kV quan trọng vướng mắc mặt bằng cần sớm được tháo gỡ: Thực tế tại Dự án đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân.
Đang phát
Live