Đợt mưa lũ lịch sử do bão số 3 gây ra vừa qua đã cuốn trôi và làm thiệt mạng hàng trăm người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Thiệt hại về tài sản lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Có những ngôi làng bị vùi lấp hoàn toàn và đến nay vẫn còn những thi thể chưa được tìm thấy. Thiệt hại về người chắc chắc sẽ còn lớn hơn nếu không có các thầy thuốc vượt qua mọi khó khăn, tận tình cấp cứu, điều trị cho người bị nạn trong cơn lũ dữ. Phóng sự của phóng viên Văn Hải ghi lại những hình ảnh y, bác sỹ với tấm áo blue trắng đẫm bùn nước, hết lòng cứu người bệnh trong mưa lũ.
Vừa qua do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài dẫn đến nguy cơ sạt lở đất cao, tỉnh Hòa Bình đã tiến hành sơ tán 2.300 hộ dân. Đến thời điểm hiện tại, đã có gần 2000 hộ quay về chỗ ở cũ, hiện còn 355 hộ vẫn đang ở nơi sơ tán đảm bảo an toàn. Thực tế này cho thấy việc đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống trong vùng nguy cơ sạt lở đang được các cấp, các ngành ở tỉnh Hòa Bình đặc biệt quan tâm.
Hiện nay, ở miền núi tỉnh Quảng Trị có nhiều khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét. Người dân sống dưới chân núi nơm nớp lo sợ sạt trượt đất, lở núi mỗi khi mưa lớn. Chính quyền nơi đây chủ động cảnh báo và xây dựng phương án di chuyển người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm mỗi khi xảy ra mưa bão.
Từ sau ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đến nay, tại thành phố Lào Cai xuất hiện nhiều điểm sạt lở, nguy cơ mất an toàn khiến không ít hộ dân phải di dời, sinh hoạt tạm bợ mà không biết đến bao giờ mới có thể giải quyết triệt để, ổn định đời sống trở lại.
Sáng nay tại Hà Nội, Khoa Địa chất, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội tổ chức hội nghị khoa học "Thảm họa Làng Nủ - Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh" với sự tham dự của nhiều chuyên gia địa chất sau chuyến thực địa tại Làng Nủ trở về.
Sau mưa bão, theo thống kê ở tỉnh Hòa Bình vẫn còn 19 vị trí đường quốc lộ, 85 vị trí đường tỉnh lộ bị sạt lở, 3 cầu bị hư hỏng. Đến thời điểm hiện nay nhiều tuyến tỉnh lộ vẫn phải cấm đường do nguy cơ sạt lở cao, một cầu đã dừng hoạt động, hai cầu phải hạn chế trọng tải phương tiện lưu thông.
Do mưa lớn kéo dài từ đầu năm và đặc biệt lượng mưa lớn sau hoàn lưu của cơn bão Số 3, làm cho các đồi, núi ở Hòa Bình ngậm nước nhiều. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều khu vực dân cư ở tỉnh Hòa Bình đang có nguy cơ sạt lở, gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người dân.Trước tình hình này, UBND tỉnh Hòa Bình đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai và tổ chức di dời người dân tại những khu vực đến nơi an toàn.
Do ảnh hưởng đợt mưa lũ vừa qua, nhiều tuyến đường giao thông, cầu, ngầm ở tỉnh Hòa Bình vẫn đang ở trong tình trạng sạt lở, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Cứ đến mùa mưa lũ, nhiều hộ dân sống ven sông Phước Giang đoạn qua huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi lại canh cánh nỗi lo sạt lở bờ sông. Hiện nay, đã xuất hiện những hàm ếch to, đe dọa cuộc sống bà con khi muà mưa lũ năm nay dự báo sẽ khó lường.
Tỉnh Bình Định có 90 điểm nguy cơ sạt lở, trong đó có 15 khu vực nguy hiểm, mất an toàn, ảnh hưởng đến nhà cửa của người dân. Các địa phương ở tỉnh Bình Định đã lên phương án ứng phó cụ thể, sẵn sàng di dời dân đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
Đang phát
Live