
Với trách nhiệm và nghĩa tình sâu nặng, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang có nhiều hành động để cuộc sống của các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và những người có công với cách mạng ngày càng được cải thiện, nâng cao hơn. Các chế độ ưu đãi đối với từng diện đối tượng người có công với cách mạng được quy định đầy đủ, bao phủ hầu hết các mặt trong đời sống xã hội.Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập trong việc xây dựng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người như hệ thống văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, nhiều nội dung chưa có hướng dẫn cụ thể; các chính sách ưu đãi chưa được ban hành đồng bộ; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương có lúc, có việc còn chưa chặt chẽ; công tác thanh tra, kiểm tra chưa bao phủ kịp thời, vẫn còn tình trạng giả mạo hồ sơ, trục lợi chính sách... Làm sao để khắc phục những bất cập trong việc thực hiện chế độ, chính sách với người có công để đảm bảo người có công có một cuộc sống tốt là nội dung được bàn luận với các vị khách mời là ông Nguyễn Duy Kiên, Phó Cục trưởng Cục Người có công – Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội và ông Nguyễn Cao Vãng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam.
Sách có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta. Những cuốn sách hay dù ít hay nhiều đều mang lại cho ta những giá trị nhất định. Không chỉ là những cuốn sách học tập, làm giàu mà những cuốn sách giải trí tưởng chừng "vô dụng" nhưng lại giúp ta có những giây phút thư giãn. Bằng trải nghiệm sống của chính mình, cuốn sách “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” – tác giả Rosie Nguyễn đã đem đến cho các độc giả đang loay hoay với tuổi trẻ của mình những câu trả lời và hướng dẫn tỉ mỉ nhất để có một tuổi trẻ đáng giá và rực rỡ. Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu là cuốn sách không nặng nề giáo điều, không chỉ trích cực đoan, đơn giản chỉ là những tâm sự bình dị của người đi trước, Rosie Nguyễn mang đến cho bạn trẻ những tư tưởng tích cực nhất để mạnh mẽ bước chân vào đời.
Tròn 7 năm kể từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực, một số kết quả được ghi nhận như bước đầu đã khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, không đưa vào sử dụng, lãng phí. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã có chuyển biến rõ rệt, hạn chế tối đa việc thu hồi đất “tùy tiện”, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất. Tuy nhiên, nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tình trạng tham nhũng, trục lợi và thất thoát nguồn thu ngân sách liên quan đến đất đai vẫn khá phổ biến. Trong khi đó, Luật đất đai 2013 không thống nhất, đồng bộ với các văn bản luật khác gây khó cho quá trình tổ chức thực hiện. Những khó khăn này đặt ra yêu cầu phải sửa đổi luật đất đai 2013. Tuy vậy, việc sửa đổi cần theo hướng nào để đảm bảo nguồn lực về đất đai được sử dụng hiệu quả, quản lý nhà nước không tạo cơ hội cho tình trạng lãng phí, thất thoát, tham nhũng phát sinh.
- Giá Sách giáo khoa mới: Cần kiểm soát bằng cơ chế hợp lý.- Tìm hiểu mô hình kinh tế trang trại xóa đói giảm nghèo.- Ấm tình quân dân trong xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc Cư M’gar
- Quản lý thị trường Hậu Giang: tạm giữ gần 3,5 tấn sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc.- Lạng Sơn: Bắt giữ số lượng lớn gia cầm nhập lậu qua biên giới.- Nhận diện thủ đoạn mới lợi dụng kinh doanh bưu chính vận chuyển và tiêu thụ trên 100.000 sản phẩm hàng lậu, hàng giả, hàng cấm tại cảng ICD Mỹ Đình.- Thất thu ngân sách 8.500 tỷ đồng mỗi năm do thuốc lá nhập lậu...
- Làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận chính sách hỗ trợ của ngân hàng?- Nới lỏng một số điều kiện, giúp doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ 62.000 tỷ.- Áp dụng công nghệ trong đầu tư xây dựng và giám sát, vận hành Công trình trọng điểm quốc gia: Đường dây 500kV mạch 3.
Theo dự báo của ngành Tài chính, năm nay thu ngân sách cả nước sẽ bị tác động nặng nề bởi dịch Covid-19. Nghị quyết của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV cũng nêu rõ, khả năng phải điều chỉnh các chỉ tiêu ngân sách nếu tác động của dịch còn kéo dài. Trong điều kiện khó khăn, làm sao cân đối ngân sách, để bảo đảm các mục tiêu phát triển? Thu thế nào, chi ra sao, càng cần phải tính kỹ hơn lúc bình thường- thuận lợi, và quá trình này phải được giám sát chặt chẽ hơn. Luật ngân sách Nhà nước 2015, có hiệu lực từ năm ngân sách 2017, đã bổ sung quy định về giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng. Kết quả khảo sát về Chỉ số công khai ngân sách bộ, cơ quan trung ương (MOBI) và Chỉ số công khai ngân sách cấp tỉnh (FOBI) 3 năm liên tiếp, cho thấy những chuyển biến tích cực trong thực hiện công khai ngân sách theo Luật. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình này. Làm sao để việc “công khai” phải thực chất, công khai đi liền với minh bạch? Câu chuyện thời sự hôm nay chúng tôi bàn nội dung này với sự tham gia bàn luận của chuyên gia tài chính, PGS.TS Vũ Sỹ Cường.
- Công khai ngân sách cấp tỉnh – làm sao để thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương?- Cơ chế một cửa quốc gia – Cần sự tham gia đồng bộ của các bộ ngành.- Cẩn trọng để tránh bị lừa khi giao dịch đất đai.
Trước tình trạng một số NXB kê khai giá của một số bộ sách giáo khoa (SGK) cao hơn sách hiện hành 3-4 lần, đặt ra yêu cầu phải có giải pháp cấp bách để điều tiết giá đảm bảo công bằng giữa các NXB và thực hiện mục tiêu an sinh xã hội. GS.TS Phạm Hồng Tung, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội và TS Giáp Văn Dương – người sáng lập hệ thống giáo dục Giapshool cùng bàn luận về nội dung này.
Đang phát
Live