
- Quản lý thị trường Quảng Trị phát hiện hơn 3.000 chiếc bánh các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.- Gia Lai thu giữ lượng lớn đồ chơi trẻ em nhập lậu.- Hàng may mặc nhập lậu có hiện tượng tăng trở lại khi thời tiết chuyển mùa.- Hà Nội thu giữ gần 60.000 cuốn sách in lậu, giả của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Tại Romania, cảnh sát vừa phát hiện kho tàng 200 cuốn sách quý hiếm hàng trăm năm tuổi từng bị đánh cắp trong một vụ trộm tinh vi tại một nhà kho ở Luân đôn, Anh, năm 2017. Trong số này có những tác phẩm của Galileo Galilei, Isaac Newton và Dante Alighieri với tổng giá trị lên tới 2 triệu 500 nghìn bảng (3 triệu 200 nghìn đô la). Hải Đăng, phóng viên Đài TNVN theo dõi khu vực Đông Âu đưa tin.
- Quản lý thị trường Phú Yên tạm giữ 1.600 bánh Trung Thu do nước ngoài sản xuất có dấu hiệu vi phạm.- Lạng Sơn: Thu giữ hàng nghìn cây xúc xích lợn đã xuất hiện nấm mốc.- Quảng Bình: 8 tháng qua, lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý trên 56.000 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước gần 180 tỷ đồng.
- Bến Tre: phát hiện và thu giữ 40 thùng khăn ăn giả mạo nhãn hiệu AnAn.- Hà Nội: Phát hiện hàng trăm thùng thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng và mỹ phẩm có dấu hiệu nhập lậu.- Thu giữ hàng tấn sách giả nguồn gốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.- Săn hàng sale giá 1.000 đồng "ngày siêu mua sắm 9/9", người dùng nhận về… cục đá: Cơ quan chức năng nói gì?
-Lắp đặt và sử dụng thu phí tự động không dừng: cần quyết tâm cao.- Công ty Truyền tải điện 3 đồng hành cùng năm học mới.- Chuyện thị trường: “Mua-bán qua mạng, hàng thật-hàng giả lẫn lộn: điển hình từ vụ Công ty Sách Trí Việt kiện Lazada”.
- Tình trạng khan hiếm sách, nhập nhèm giữa sách giáo khoa và sách tham khảo gây ảnh hưởng và mất lòng tin của phụ huynh học sinh nói riêng và xã hội nói chung.- Tín dụng đen có dấu hiệu gia tăng.- Ý nghĩa ngày 11/9 vẫn đồng hành với chủ nghĩa anh hùng và sự kiên cường của người dân New York.- Giải pháp nào giúp chăm sóc sức khỏe tâm thần trong xã hội hiện đại.- Nam cán bộ, công chức Sở Văn hóa – Thể thao Huế mặc áo dài đến công sở vẫn chưa có sự đồng thuận.
Ngay tuần đầu tiên của năm học mới 2020-2021, câu chuyện về sách giáo khoa trở thành chủ đề nóng khi nhiều phụ huynh phải “đỏ mắt” tìm kiếm sách giáo khoa lớp 6 do tình trạng khan hiếm, rồi phụ huynh lớp 1 phải bỏ ra 800.000 đồng để mua một bộ sách, mà trong đó tiền sách giáo khoa chỉ là phần nhỏ. Tình trạng khan hiếm sách, nhập nhèm giữa sách giáo khoa và sách tham khảo gây ảnh hưởng và mất lòng tin của phụ huynh học sinh nói riêng và xã hội nói chung. Giải pháp nào cho vấn đề này? Mời quý vị cùng khách mời của chương trình là chuyên gia giáo dục, TS Vũ Thu Hương bàn luận vấn đề này.
- Nhập nhèm sách giáo khoa và sách tham khảo: Cần có chế tài xử lý nghiêm.- Châu Âu với chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.- Vụ Trí Việt – Lazada: Bộ Công Thương chưa nhận được đơn.- Loạt bài: “Covid-19 tái bùng phát: Đà Nẵng cách ly, lòng người gần lại – Phần 4 nhan đề: Đà Nẵng, thành phố nghĩa tình.- Nồng độ khí gây hiệu ứng nhà kính tích tụ trong khí quyển tăng cao kỷ lục.
- Con cái ngược đãi, bạo hành cha mẹ - Khi đạo hiếu bị coi nhẹ.- Vai trò của chuyển đổi số trong thực hiện mục tiêu phát triển.- Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động: bước đi đúng hướng!- Xu hướng mới cho sách nói audio.
Liên quan đến thông tin phụ huynh phản ánh về việc một số trường tiểu học thông báo không rõ ràng về danh mục sách giáo khoa, tài liệu tham khảo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 năm học 2020-2021 và yêu cầu phụ huynh mua, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, bộ sách giáo khoa lớp 1 mới có 8 cuốn bắt buộc và 1 cuốn tự chọn. Việc các trường không thông báo rõ ràng với phụ huynh danh mục sách bắt buộc và tài liệu tham khảo là đang làm trái quy định, cần phải xử lý nghiêm khắc. Phản ánh của PV Minh Hường.
Đang phát
Live