Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, nâng cao tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế. Mục tiêu cụ thể của chương trình: Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; hình thành và phát triển nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh thế giới giới có nhiều biến động, bất định, khó lường, nền kinh tế nói chung, khu vực kinh tế tư nhân nói riêng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, bản thân khối kinh tế này cũng bộc lộ nhiều hạn chế do khách quan và chủ quan, việc hiện thực hóa những mục tiêu này đòi hỏi quyết tâm rất lớn. Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và ông Trần Toàn Thắng – Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng bàn luận nội dung này.
Đồng hành cùng đất nước, kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đã phát triển không giới hạn quy mô, địa bàn, ngành nghề. Từ chỗ được xác định “là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế”, trở thành “thành phần có vai trò quan trọng và là động lực của nền kinh tế”, tiến tới “trở thành động lực quan trọng của kinh tế quốc dân”, kinh tế tư nhân hiện có quy mô 1/3 nền kinh tế, với nhiều thương hiệu mạnh ở nhiều lĩnh vực trọng yếu - khả năng cạnh tranh quốc tế lớn, văn hoá doanh nghiệp nổi bật, trách nhiệm xã hội cao. Tuy nhiên, trong nỗ lực trở thành “động lực quan trọng”, cộng đồng doanh nghiệp khu vực kinh tế này cũng bộc lộ nhiều bất cập, cần được hỗ trợ - thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn, để có thể phát huy hết khả năng, phát triển xứng tầm. Hãy cùng nhận diện vấn đề qua sự phân tích, bình luận của Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME); và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thời gian qua, để giúp cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam vươn lên, phát triển mạnh mẽ, rất nhiều chính sách, cách làm hay đã ra đời – từ cấp trung ươngm đến địa phương, và trong từng cá nhân đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, bối cảnh mới với những tác động, biến đổi khôn lường từ tình hình kinh tế quốc tế, cho thấy, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mơi sáng tạo Việt Nam cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cộng đồng startup. Hãy cùng chúng tôi nhìn nhận thực tế này trong chương trình Khởi nghiệp hôm nay, với những chia sẻ, đề xuất, kiến nghị cụ thể từ các doanh nhân, chuyên gia, đó là doanh nhân trẻ Nguyễn Hữu Ân - Đồng sáng lập Công ty chuyên cung cấp giải pháp chuyển đổi số Teso; chuyên gia tư vấn đổi mới sáng tạo và chiến lược marketing, thương hiệu - ông Bùi Quý Phong, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Giám đốc Sale và makerting Việt Nam.
Trong thị trường âm nhạc Việt, hễ cứ nhắc đến Nguyễn Trần Trung Quân thì người nghe sẽ nghĩ ngay đến Denis Đặng và ngược lại. Một ca sĩ và một giám đốc sáng tạo khi kết hợp với nhau, cùng tạo ra những sản phẩm âm nhạc ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. Ở ngoài đời, Nguyễn Trần Trung Quân và Denis Đặng cũng là đôi bạn than. Từ thành công của loạt MV như “Mùa nước mắt”, “Tự tâm”, “Canh ba”... và với tham vọng mở ra một vũ trụ các MV của riêng mình, Nguyễn Trần Trung Quân cùng Denis Đặng tiếp tục cùng nhau khai thác các dòng nhạc mới và ngày một nâng tầm MV nhạc Việt chỉn chu và đẹp hơn nữa. Chat với người nổi tiếng hôm nay, mời quý vị cùng gặp gỡ Nguyễn Trần Trung Quân và Denis Đăng – “Cặp bài trùng” trong sáng tạo nghệ thuật.
Doanh nghiệp sáng tạo vượt khó, nâng cao sức cạnh tranh - Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng tại Việt Nam đang tiệm cận với tiêu chuẩn Thế giới - Quảng Nam vượt khó, tăng tốc phát triển ngay từ đầu năm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia.- Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).- Loạt bài “Thuốc nào trị bệnh sợ sai?” đề cập việc cần quyết tâm rút ngắn khoảng cách từ chủ trương đến triển khai các giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ sai” ở nhiều bộ, ngành, địa phương gây cản trở sự phát triển chung của đất nước.
Để đưa đất nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, trở thành quốc gia phát triển cần phải thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu trên cơ sở đổi mới sáng tạo... Chính vì vậy thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhằm tạo đòn bẩy giúp phát triển doanh nghiệp tập trung khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thúc đầy nền kinh tế, khoa học công nghệ phát triển. Theo một khảo sát của mạng lưới kết quả toàn cầu, trong số 60 quốc gia tham gia khảo sát, Việt Nam nằm trong nhóm nước có tinh thần khởi nghiệp cao trên thế giới. Tuy nhiên, khả năng hiện thực các ý tưởng sáng tạo thì thuộc 20 nhóm cuối cùng. Vấn đề đặt ra là cần kéo gần khoảng cách giữa khát vọng với hành động, tức là cần nhiều hơn sự hỗ trợ của thể chế, chính sách để tiến gần hơn tới việc hiện thực hóa ước mơ của những người khởi nghiệp trẻ.
“Tư tưởng chỉ đạo và nội dung Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị và Chương trình Hành động của Chính phủ đã đưa ra nhiều quan điểm định hướng mới, ý tưởng mới và tầm nhìn mới có tính đột phá trong phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng. Do vậy, Vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ phát triển đột phá, khẳng định vị trí, vai trò là đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước trong thời gian tới” - Đó là những thông điệp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng và lãnh đạo nhiều bộ, ngành tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30 về phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng và xúc tiến đầu tư Vùng tổ chức sáng nay 12/2 tại Quảng Ninh. PV Xuân Lan và Trường Giang phản ánh:
Nối tiếp những mùa tuyển quân thành công, đến thời điểm này, mùa tuyển quân năm 2023 trên cả nước đã hoàn thành, với nhiều cách làm sáng tạo đã bảo đảm an toàn, đúng kế hoạch, chỉ tiêu và chất lượng. Bài viết của phóng viên Nguyên Nhung:
Tại buổi họp báo chiều nay 9/2, Bộ Kế hoạch đầu tư thông báo Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng sẽ diễn ra tại tỉnh Quảng Ninh vào ngày 12/2/2023 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính. PV Xuân Lan thông tin:
Đang phát
Live