Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 - 2030. Thực hiện thành công Đề án 06 được xác định là một nhiệm vụ then chốt, quan trọng của chuyển đổi số quốc gia, làm cơ sở để chuyển đổi cách sống, làm việc, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp dựa trên công nghệ số. Đây cũng được đánh giá là một trong những điểm sáng của chuyển đổi số ở nước ta trong gần 3 năm vừa qua. Với nỗ lực của các bộ ngành, địa phương và sự ủng hộ tham gia của người dân, doanh nghiệp, đến nay, Đề án 06 đã có những thành quả bước đầu, giúp thay đổi tư duy, thói quen của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 sẽ chính thức được công bố vào ngày 04/11 tới đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội. Đây là những doanh nghiệp đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, là những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam. Đáng lưu ý, lần đầu tiên sản phẩm ô tô, xe máy điện của Vinfast đã được chứng nhận là “sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024”. Thông tin được đưa ra tại buổi họp báo về sự kiện này do Bộ Công Thương tổ chức chiều 28/10/2024.
Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh.- Nâng tầm vị thế thương hiệu quốc gia Việt Nam.
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định vàphát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Trong hai chương trình trước chúng tôi đã phát sóng hai phần của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” với mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện hơn văn bản pháp lý quan trọng này, để tập trung, phát huy tối đa sức mạnh nguồn lực cho đầu tư vào ngành điện, để phát triển thị trường điện cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Chương trình hôm nay sẽ phát sóng phần 3 của loạt bài với nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia” .
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định và phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Bài 3 - cũng là bài cuối của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” có nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia”. Bài viết sẽ điểm ra một số lát cắt nhỏ trong các vấn đề lớn đang còn tồn tại, cần thiết phải bổ sung, chỉnh sửa để thấy vẫn còn nhiều việc phải hoàn thiện trong việc sửa đổi toàn diện Luật Điện lực, nhằm hiện thực hoá “mục tiêu kép”: chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng.
Ngày 20/09/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2023. Theo đó, cả nước có 3.491 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Đây là các cơ sở có mức tiêu thụ năng lượng trong một năm từ 1000 TOE hoặc khoảng 6 triệu kWh điện/năm trở lên. Việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong khối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các hộ tiêu thụ nhiều năng lượng giúp giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Đây cũng là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời là ông Trần Viết Nguyên – Phó Trưởng ban, Ban Kinh Doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và chuyên gia năng lượng Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng sạch và tăng trưởng xanh.
Giữ vững vị thế Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.- Triển khai ứng dụng hợp đồng điện tử, xây dựng hệ sinh thái số bền vững.- Gen Z và bái toàn khó trong việc quản lý chi tiêu cá nhân.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain). - Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai tại Mộc Châu, Sơn La.- Kim ngạch xuất khẩu cà phê lần đầu tiên vượt 5 tỷ đôla Mỹ trong một niên vụ.- Niềm vui của người dân huyện nghèo miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa khi kết thúc mùa sầu riêng năm nay đạt doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng.- Đài TNVN lần thứ 4 liên tiếp giành giải xuất sắc hạng mục Phóng sự thời sự trong cuộc thi nghiệp vụ hàng năm của Hiệp hội phát thanh truyền hình Châu Á Thái Bình Dương.- Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển (BRICS) lần thứ 16 tại thành phố Kazal, Liên bang Nga.
Cuối giờ chiều nay (22/10/2024) Báo Nhân Dân và Bộ Công Thương đã tổ chức ra mắt chuyên trang Thương hiệu Quốc gia tại địa chỉ http://thuonghieuquocgia.nhandan.vn. Đây là chuyên trang trực tuyến đầu tiên của Việt Nam cung cấp hệ thống dữ liệu toàn diện, chính thống về các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp hàng đầu quốc gia.
Chiều 14/10, tại Trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Lễ ký Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự và lĩnh vực kế hoạch, đầu tư. PV Xuân Lan thông tin:
Đang phát
Live