Vào tuần trước, Nga đã đưa ra một đề xuất gồm 8 điểm trong đó yêu cầu Mỹ và các đồng minh ngừng mọi hoạt động quân sự ở Đông Âu và Trung Á, nhằm thiết lập một thỏa thuận an ninh, giúp hạ nhiệt căng thẳng Nga- phương Tây. Thế nhưng cho đến thời điểm này, phản ứng từ phía Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là không khả quan và cũng chưa thấy tia hy vọng nào cho việc các bên sẽ cùng ngồi vào bàn đàm phán để thảo luận về đề xuất an ninh mới của Nga. Vậy tương lai nào cho bản đề xuất này? Tình hình khu vực Đông Âu sẽ tăng nhiệt tới mức nào nếu các bên không đạt được thỏa thuận làm dịu căng thẳng?
Căng thẳng giữa Iran và các nước phương Tây ngày càng tăng cao trong những ngày qua, đẩy khu vực vùng Vịnh trước nguy cơ bất ổn. Với cáo buộc Iran tấn công và cướp các tàu chở dầu khi đi qua vùng Vịnh, các nước phương Tây và Arab đe dọa sẽ có hành động quốc tế chung chống lại Iran, thậm chí Israel khẳng định có thể hành động cứng rắn để chống lại Iran. Trong khi đó, phía Iran liên tục bác bỏ các cáo buộc nhằm vào nước này, đồng thời cho rằng đây là một cuộc chiến tranh tâm lý, diễn ra trong bối cảnh Iran vừa có Tổng thống mới. Phía Iran cũng cho biết các lực lượng vũ trang của nước này luôn sẵn sàng đáp trả mọi mối đe dọa. Những động thái cứng rắn của các bên đang đẩy vùng Vịnh vốn căng như dây đàn trước nguy cơ xung đột mới.
Đối phó với COVID và kế hoạch phục hồi hậu đại dịch, cùng với cảnh báo các quốc gia không nên vượt qua lằn ranh đỏ của Nga trong bối cảnh căng thẳng với phương Tây là những nội dung quan trọng được Tổng thống Nga Vladimia Putin tập trung trong thông điệp Liên bang đọc chiều nay 21/4.
- Thảo luận tại hội trường về dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội, các đại biểu đánh giá: Quốc hội đã thể hiện rất rõ tính dân chủ qua những đổi mới trong hoạt động bầu cử, giám sát và xây dựng pháp luật.- Nước ta có nguy cơ cao xuất hiện đợt dịch COVID-19 thứ 4, các địa phương phải triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cảnh báo sau khi có 2 ca bệnh nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào nước ta.- Hiện Hải Phòng và TPHCM đang tăng tốc khoanh vùng, truy vết những người tiếp xúc gần với 2 ca này.- Thêm 3 trường hợp nhập viện ở TPHCM, có biểu hiện ngộ độc patê chay, nâng tổng số người ngộ độc vì thực phẩm này lên 6 người. Trong đó 1 người tử vong.- Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức cuộc họp báo chính thức lần đầu tiên sau hơn 2 tháng nắm quyền, trong đó khẳng định: Mỹ không đối đầu, nhưng Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế và cạnh tranh bình đẳng.- Trong khi đó, quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây dự báo tiếp tục leo thang, khi sáng nay Trung Quốc tuyên bố trừng phạt các cá nhân và tổ chức của Anh.- Triều Tiên xác nhận phóng thử tên lửa dẫn đường chiến thuật mới.
“Vòng xoáy” căng thẳng mới giữa các nước phương Tây và Nga lại bắt đầu với việc Mỹ cùng các đồng minh châu Âu đang phối hợp đưa ra các lệnh trừng phạt nhằm vào các quan chức Nga liên quan tới vụ thủ lĩnh đối lập Nga A-lếch-xây Na-va-ny bị bắt giữ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là khởi đầu cho một cuộc đánh giá lại toàn diện của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong mối quan hệ với Nga. Nhiều quan chức Mỹ cho biết “không sớm thì muộn” Tổng thống Biden sẽ tiếp tục xem xét các hành động cụ thể nhằm vào Mát-xcơ-va đối với những vấn đề mà Mỹ cho là Nga đã vi phạm chuẩn mực. Vậy bức tranh tổng thể quan hệ Mỹ – Nga sau những “cú đòn” trừng phạt đầu tiên của Washington là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung này qua cuộc trao đổi của BTV Thanh Huyền với nhà báo Nguyễn Đăng Phát - Tổng Biên tập tạp chí Bạch Dương:
Trong tuần, hai hội nghị quan trọng của thế giới đã diễn ra. Đó là Hội nghị thượng đỉnh của nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) và Hôi nghị An ninh Munich. Đây đều là những diễn đàn quan trọng có sự tham gia của các cường quốc phương Tây, bàn về những chính sách an ninh và quốc phòng cũng như nhiều vấn đề cấp bách của thế giới. Những hội nghị này cũng đánh dấu sự tham gia lần đầu tiên của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden, mang đến cho nhóm đồng minh G7 và các nhà lãnh đạo nước ngoài cái nhìn sơ lược về kế hoạch của ông nhằm định hình chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời kỳ mới. Chính vì thế đây cũng được xem là cơ hội để Mỹ và các đồng minh khởi đầu việc khôi phục lòng tin sau 4 năm nhiều biến động và sóng gió dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Nhìn lại các Hội nghị quan trọng này với các điểm nhấn đáng chú ý cũng là nội dung của Câu chuyện quốc tế hôm nay.
Trên cương vị Chủ tịch luân phiên của nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), nước Anh sẽ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của nhóm vào ngày hôm nay (19/2). Đây là cuộc họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo G7 kể từ tháng 4 năm 2020 và đánh dấu sự tham gia lần đầu tiên của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden tại một hội nghị quốc tế. Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này là cơ hội quan trọng để phương Tây xích lại gần nhau sau những bất đồng trong nhóm, dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, đồng thời tìm ra tiếng nói chung trong các vấn đề toàn cầu như chống đại dịch Covid-19, vực dậy nền kinh tế toàn cầu và nhiều vấn đề an ninh khác. Để tìm hiểu rõ hơn về sự kiện này, BTV Thanh Huyền trao đổi với phóng viên Quang Dũng - thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu:
Dịch Covid-19 lan nhanh khiến chính quyền Mỹ và nhiều nước châu Âu phải nhìn nhận lại tầm quan trọng của chiếc khẩu trang trong phòng chống dịch bệnh, nhất là khi xuất hiện ngày càng nhiều số ca mắc không hề có các triệu chứng như ốm, sốt hay khó thở. Vì thế, nhiều chuyên gia y tế hàng đầu ý thức rằng, khuyến cáo người dân đeo khẩu trang rộng rãi ngay cả khi chưa có triệu chứng mắc Covid-19 là cần thiết lúc này. BTV Thu Hoài tổng hợp thông tin:
Đang phát
Live