Hàng nghìn người chầu chực ở biên giới giữa Mexico và Mỹ, trong khi rất nhiều người khác tìm cách chạy trốn xung đột ở Trung Đông và châu Phi với đích đến là những nước châu Âu giàu có. Mối lo ngại ngày càng tăng của cử tri về tình trạng di cư trái phép đang thách thức các nhà lãnh đạo từ Mỹ, Anh đến Liên minh châu Âu khi mùa bầu cử 2024 tới gần.
Theo kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội Slovakia trước thời hạn vừa diễn ra, đảng Dân chủ xã hội theo đường lối cảnh tả của cựu Thủ tướng Robert Fico đã giành chiến thắng với hơn 23% số phiếu ủng hộ. Chiến thắng của đảng có quan điểm thân Nga, phản đối hỗ trợ quân sự cho Ucrai-na đang báo hiệu những căng thẳng và chia rẽ mới, đe doạ sự thống nhất đoàn kết trong Liên minh châu Âu (EU) và NATO đối với cuộc xung đột ở Ukraina. Trước đó, ông Fico từng kêu gọi chính phủ Slovakia ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraina và nói rằng nếu ông trở thành thủ tướng, chính phủ của ông sẽ “không gửi thêm một lô đạn dược nào nữa” cho Kiep.
Ngành công nghiệp chip thế giới đang đối mặt với những căng thẳng mới khi Trung Quốc và phương Tây liên tiếp đưa ra những động thái đáp trả lẫn nhau. Trong diễn biến mới nhất, đúng như cảnh báo trước đó, Trung Quốc đã tuyên bố ngừng xuất khẩu hai kim loại quan trọng để sản xuất chip - bước đi nhằm trả đũa các biện pháp hạn chế của Mỹ và các đồng minh châu Âu mới đây. Những động thái này sẽ tác động ra sao đến ngành công nghiệp sản xuất chip - thành phần quan trọng trong hàng loạt lĩnh vực từ điện thoại thông minh đến ô tô tự lái, máy tính hiện đại và cả sản xuất vũ khí? Chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn phân tích cụ thể vấn đề này.
Mỹ tuần này bắt đầu đàm phán chính thức với Ukraine về các đảm bảo an ninh trong khi chờ đợi nước này hoàn tất quá trình gia nhập NATO. Bước đi là nhằm cụ thể hoá cam kết của Mỹ và các đồng minh phương Tây sau Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra hồi giữa tháng này tại Litva.
Khi cuộc xung đột Nga – Ukraine xảy ra cách đây hơn 1 năm, hàng loạt công ty phương Tây đứng trước áp lực phải rời khỏi Nga như một biện pháp cô lập kinh tế với Moscow. Các nhà máy, công ty năng lượng và nhà máy điện trị giá hàng tỷ USD nhanh chóng rút đi hoặc rao bán. Nhưng hơn một năm sau, chỉ một phần nhỏ trong hàng trăm công ty phương Tây từng tuyên bố rời Nga thực sự làm được điều này. Vì sao như vậy, số phận các công ty ở lại như thế nào?
Trong những tuần gần đây, các quan chức Iran và phương Tây liên tục có các cuộc tiếp xúc nhằm vạch ra các bước cải thiện tình hình, hướng tới việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 giữa Iran với các cường quốc. Phía Iran vừa có gặp trưởng đoàn đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) Enricke Mora cũng như đại diện của Anh, Đức và Pháp. Trong khi đó, cả Iran và Mỹ đều tham gia các cuộc đàm phán gián tiếp tại NewYork và Oman . với các chủ đề chính là vấn đề hạt nhân, lệnh trừng phạt của Mỹ và những người bị giam giữ. Để có cái nhìn rõ hơn về những bước đi tích cực của các bên liên quan trong đàm phán hạt nhân Iran, phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.
“Thế giới đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng đan xen và chưa từng có.” Đây là cảnh báo của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tại cuộc họp Hội đồng bảo an Liên hợp quốc diễn ra hôm qua dưới sự chủ trì của Nga, nước hiện giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng bảo an. Cuộc họp là nhằm thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và ngoại giao vì hoà bình trong giải quyết những thách thức toàn cầu.
Hôm nay, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov tuyên bố, kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus vẫn không thay đổi bất chấp phản ứng của một số quốc gia.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ là một mắt xích, đồng minh chiến lược quan trọng của phương Tây là một sự thật hiển nhiên lâu nay không phải bàn cãi. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đã khác, mỗi bên cũng có những tính toán chiến lược riêng - đẩy mối quan hệ đôi bên trở nên căng thẳng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mới nhất, Ankara đã triệu hàng loạt Đại sứ các nước phương Tây và cảnh báo về việc đóng cửa lãnh sự quán do lo ngại an ninh; đồng thời cáo buộc các nỗ lực can thiệp bên ngoài vào các cuộc bầu cử quan trọng chuẩn bị diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ. Điều gì đang diễn ra trong mối quan hệ nhiều trắc trở giữa phương Tây và một đồng minh khó lường như Thổ Nhĩ Kỳ?
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước phương Tây có nguy cơ căng thẳng khi nước này vừa triệu các đại sứ và đại diện của 9 nước phương Tây đến trụ sở Bộ Ngoại giao để phản đối việc hàng loạt các lãnh sự quán tại Istanbun đóng cửa do quan ngại về an ninh. Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích việc các lãnh sự quán châu Âu tại Istanbun đóng cửa là nỗ lực nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội nước này diễn ra vào tháng 5 tới, cho rằng, đây là cuộc chiến tranh tâm lý chống Thổ Nhĩ Kỳ và tìm cách gây bất ổn cho nước này. Trước đó, Mỹ và nhiều nước châu Âu đã khuyến cáo công dân không tham gia các sự kiện đông người và tránh đến các điểm nóng du lịch ở trung tâm thành phố Ixtanbun do lo ngại nguy cơ khủng bố ngày càng gia tăng. Các cảnh báo an ninh xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao gia tăng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ từ chối ủng hộ Thụy Điển và Phần Lan gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.
Đang phát
Live