- Bài phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương khóa 12 nhận được sự quan tâm đặc biệt của đội ngũ đảng viên và nhân dân cả nước.- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, việc Trung Quốc tạm ngừng đánh cá đối với những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông là không có giá trị.- Cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ nổ tại số nhà 32 Cửa Nam, Hà Nội khiến 3 người bị thương.- Liên minh châu Âu và Anh bước vào vòng đàm phán thương mại thứ ba hậu Brexit.- Một số nước triển khai mô hình “bong bóng du lịch”. Trong ngắn hạn, đây có thể là mô hình để kích thích tăng trưởng du lịch trong khu vực.
Quản trị doanh nghiệp hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi sản xuất, kinh doanh toàn cầu. Trong thời kỳ hội nhập, công nghệ số và đại dịch, doanh nghiệp càng cần phải xây dựng chiến lược quản trị doanh nghiệp chất lượng và bền vững hơn. Cùng các chuyên gia bàn sâu về vấn đề này với chủ đề: Quản trị doanh nghiệp - tăng chất lượng và phát triển bền vững- những bài học vượt khó qua đại dịch.
- Các nhà khoa học nước ta nỗ lực tìm cách phát triển nhanh vaccine phòng chống bệnh Covid-19. Vắc-xin bước đầu thử nghiệm trên chuột, song để thương mại hóa còn cần nhiều bước và phối hợp các bên.- Học sinh một số cấp học trên cả nước trở lại trường sau thời gian nghỉ dài chống dịch, tuân thủ nghiêm các yêu cầu kiểm soát y tế.- Hội Nghề cá Việt Nam gửi văn bản đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao và Ban đối ngoại Trung ương phản đối việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên Biển Đông.- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm hoạt động phá rừng tại Kon Tum.- Mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hai nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng là Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến và bị cáo Phan Văn Anh Vũ cùng đồng phạm trong vụ án thâu tóm nhà, đất công sản tại Đà Nẵng.- Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Ấn Độ bắt đầu đợt phong tỏa toàn quốc giai đoạn 3 nhằm khống chế đại dịch. Trong khi, Nhật Bản quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp tới hết tháng này.- Quan hệ Mỹ - Trung Quốc tiếp tục căng thẳng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định nắm trong tay những bằng chứng cho thấy virus Sars-CoV-2 có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Hiện nay cả nước đã có gần 24.000 HTX, riêng khu vực nông nghiệp có 15.600 HTX, chiếm đến 65% tổng số HTX cả nước. Ngày 09/03/2020 Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 70-KL/TW đã đánh giá: Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, nhất là những năm gần đây có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài; đã xuất hiện thêm nhiều loại hình, mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới... Tuy nhiên, liên tiếp thời gian gần đây, thiên tai, dịch bệnh xảy ra như mưa đá các tỉnh phía bắc, hạn mặn ở ĐBSCL, dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm, đặc biệt đại dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát hiện nay đã tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp, đe dọa đến khả năng về đích của Đề án phát triển 15.000 nông nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020 nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết 32-NQ/QH13 của Quốc hội và Quyết định số 461/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Làm thế nào để các HTX nông nghiệp vượt khó và vươn lên đứng vững, phát triển trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn hiện nay? Khách mời là TS Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT – Bộ Nông nghiệp và PTNT và Ông Lê Văn Việt, Tổng GĐ Liên hiệp HTX Thủy sản Xuyên Việt, H. Gia Lộc, T. Hải Dương cùng bàn về nội dung này với chủ đề: “Để HTX nông nghiệp vượt khó và phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.
- 17 ngày liên tiếp, Việt Nam không có thêm ca bệnh mới mắc Covid-19. Kết quả này là tiền đề quan trọng để cả nước bước sang giai đoạn mới - giai đoạn thực hiện nhiệm vụ kép khi vừa ngăn chặn dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế.- Hàng trăm nghìn hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng và lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã nhận được tiền hỗ trợ.- Hà Nội quyết định cho xe buýt hoạt động bình thường trở lại từ ngày mai. Các đơn vị tham gia vận tải hành khách công cộng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo qui định.- Thủ tướng Anh quyết định đặt tên con trai mới sinh mang tên hai bác sỹ đã trực tiếp chữa trị Covid-19 cho ông. Đây được xem là sự cảm ơn chân thành của nhà lãnh đạo Anh dành cho những người đã cứu sống mình.- Sau khi Nhà lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện trước công chúng tại buổi lễ cắt băng khánh thành Nhà máy phân đạm ở Sunchon, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông “có thể” sẽ đối thoại với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un vào cuối tuần này.- Bình luận: “Quan hệ Mỹ - Trung: Giọt nước tràn ly sau đại dịch Covid-19”.
Năm 2020, Việt Nam kỷ niệm 45 năm chiến thăng 30/4 thống nhất đất nước, cũng là năm mà quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã bước sang tuổi 25. Bỏ qua đằng sau nhiều nghi kỵ và hận thù, sau hơn 2 thập niên, quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ đã bước sang một trang hoàn toàn mới với sự hợp tác vượt bậc trên tất cả lĩnh vực. Hai bên đã cùng tìm tiếng nói chung trong nhiều vấn đề, thậm chí cả những vấn đề nhạy cảm, vốn luôn bị coi là rào cản trong quan hệ hai nước để cùng vì một lợi ích là phát triển:
Môi trường nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp, xuất hiện những sự cố môi trường lớn, đòi hỏi phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý, kiểm soát về môi trường đối với các dự án đầu tư lớn, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Sự bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19 đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề bảo vệ môi trường.- Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp hơn với thế và lực mới cao hơn nhiều của đất nước; nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Quản lý nguy cơ từ các ca tái dương tính Covid-19.- Đảm bảo điện cho sản xuất, kinh doanh và đời sống để vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội.- Gián đoạn vì Covid-19: ngành dạy nghề đổi mới tuyển sinh, đào tạo và cơ hội cho các học viên.- Bluezone: Ứng dụng bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng.- 5 bộ phim chiếu miễn phí nhân dịp ngày 30/04.
Đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng tới mọi mặt của kinh tế - xã hội toàn cầu. Tại nước ta, đến nay Chính phủ đã xác định tinh thần “sống chung với dịch” song vẫn phải đảm bảo phát triển kinh tế. Trong tình hình mới, nhiều doanh nghiệp đã dần thích ứng và đưa ra chiến lược khả thi nhằm thực hiện mục tiêu kép là vừa chống dịch, song vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó góp phần vào sự phục hồi phát triển kinh tế đất nước. PV Nguyễn Hằng có bài đề cập.
Sau gần 1 tuần thực hiện việc “nới lỏng giãn cách xã hội” theo Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, kể từ ngày 23/4 đến nay, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong phạm vi cả nước đã dần trở lại, nhiều cửa hàng, trung tâm thương mại, dịch vụ… ở các tỉnh, thành phố lớn hoạt động trở lại những ngày qua. Nhiều cơ quan, công xưởng sản xuất đã bắt đầu lên kế hoạch tăng tốc sản xuất - bù lại cho những thời điểm phải tạm dừng, giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Việc đảm bảo điện an toàn, thông suốt cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân ra sao, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn điện từ thủy điện đang gặp khó khăn vì khô hạn, và đây vẫn đang là thời điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao ở khu vực miền Nam và cũng bắt đầu mùa nóng ở miền Bắc và miền Trung? Khách mời là ông Vũ Xuân Khu - Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) cùng bàn luận về nội dung “Giải pháp đảm bảo điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống trong bối cảnh “bình thường mới” - để tập trung cho mục tiêu kép: vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội”.
Đang phát
Live