- Bài toán nào xử lý rác thải sinh hoạt?- Nga cấp phép và phân phối thuốc điều trị Covid-19.- Làm gì để tỏi Lý Sơn không bị đánh tráo ở “vương quốc” tỏi?- Vụ việc Tổng cục Du lịch xin 400 vé máy bay miễn phí: Hành vi nhũng nhiễu doanh nghiệp.- Crowfunding – Hình thức “gọi vốn cộng đồng” phát triển văn hóa nghệ thuật mới.
- Làm gì để ngăn chặn tình trạng phá rừng liên tiếp xảy ra?- Các hãng dược phẩm Nhật Bản chạy đua phát triển vắc xin phòng dịch Covid-19.- Những giải pháp chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết, không để dịch chồng dịch.- Bỏ sổ hộ khẩu – liệu có phải là một cuộc cách mạng trong quản lý dân cư.- Sân khấu ở thủ đô ra mắt hàng loạt chương trình mới hấp dẫn, thu hút đông đảo khán giả tới xem đặc biệt là thiếu nhi.
- Tuần lễ biển và hải đảo việt nam 2020.- Cần quy hoạch không gian biển để phát triển kinh tế biển xanh.- Hải phòng tuyên truyền pháp luật đến ngư dân.
Theo nhận định của các nhà khoa học thì thế kỷ này là thế kỷ của biển và đại dương, trong bối cảnh tiến ra biển với các chiến lược biển quốc gia đầy tham vọng và xu thế của thế giới đang “lấy đại dương nuôi đất liền” thì việc nhận diện một “Việt Nam biển” và vị trí của biển đối với chiến lược phát triển kinh tế đất nước rất quan trọng. Do vậy, vấn đề bảo vệ biển và đại dương đang được nước ta chú trọng đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp như hiện nay. Đây cũng là nội dung được nêu ra trong “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới năm 2020, Chương trình Môi trường và Phát triển hôm nay chúng tôi có chuyên đề: Nhiều giải pháp trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.
Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã vận động và tạo mọi điều kiện để người dân chuyển đổi đất trồng ngô, trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây mới có giá trị kinh tế cao như Hồng giòn không hạt, Lê Tai nung.... Các loại cây này đều đã được các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp nghiên cứu, tìm hiểu, trồng thử nghiệm trước khi chuyển giao cho bà con nông dân. Những nương đồi cây trái trĩu quả cho thấy sự đổi thay trong phát triển kinh tế ở huyện 30a còn nhiều khó khăn này. Phản ánh của phóng viên Đài TNVN thường trú Tây Bắc:
Gần 20 năm qua, Nhà nước đã thực hiện miễn, thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) cho hàng chục triệu đối tượng. Chính sách ưu việt này đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và đã mang lại một diện mạo mới cho nông thôn. Vì thế, khi Quốc hội thảo luận trực tuyến về Dự thảo Nghị quyết về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, giai đoạn 2021-2025, đại biểu biểu và cử tri cả nước đồng tình ủng hộ và đánh giá cao tính nhân văn của chính sách này.
- Những mô hình hay giúp phụ nữ phát triển kinh tế.- Làng Phù Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh vươn lên thoát nghèo nhờ nghề truyền thống.
Việt Nam, với độ mở của nền kinh tế là 200% GDP (tính theo tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP), được coi là một trong những nền kinh tế “mở” nhất thế giới. Trước những tác động của đại dịch Covid-19, mặc dù Việt Nam cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh ở trong nước, song, với một nền kinh tế - mà động lực tăng trưởng - là công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tới trên 80% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, và trong giá trị xuất khẩu của năm 2019 đạt hơn 263 tỷ USD không thể không kể đến hơn 40 tỷ USD đóng góp của ngành nông nghiệp - thì để có được tăng trưởng kinh tế như kỳ vọng, để hoạt động sản xuất được khơi thông - cũng đồng nghĩa phải khơi thông được thị trường xuất khẩu. Nhìn lại kinh tế 4 tháng qua, mặc dù Việt Nam có tăng trưởng dương - trong khi rất nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới không có tăng trưởng, thậm chí là tăng trưởng âm; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu khoảng 3 tỷ USD - nhưng nhiều chuyên gia nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ chịu sự ảnh hưởng, tác động tiêu cực bởi dịch covid-19 rõ rệt hơn trong tháng 5 và quý 2 năm nay. Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu 300 tỷ USD - trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới? Khách mời là ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương bàn luận về vấn đề này.
- Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu 300 tỷ USD - trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới?- Quản lý thị trường Lạng Sơn: Tạm giữ 16 mặt hàng có dấu hiệu nhập lậu được hợp thức bằng hóa đơn bán hàng.- PV Đài TNVN phỏng vấn Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Grete Lochen với dòng thông tin “Đại dịch Covid-19 gióng lên hồi chuông kêu gọi đoàn kết và hợp tác quốc tế”.- Tư tưởng Hồ Chí Minh về lựa chọn cán bộ.- TPHCM: Nắng nóng gay gắt, nhiều bệnh rình rập tấn công trẻ em.- Các trường học ở Pháp thận trọng khi mở cửa trở lại.
- Xuất khẩu nông sản từ nay đến cuối năm - Biến “nguy” thành “cơ”.- Vùng xoài Yên Châu, Sơn La xuất khẩu 30 tấn đầu tiên sang Trung Quốc.- Không chủ quan với sâu bệnh cuối vụ lúa Đông Xuân ở miền Bắc.- Đến với vùng đất Tiền Giang, nơi những người nông dân phát triển nông nghiệp trên cánh đồng lớn.
Đang phát
Live