- Giải pháp đảm bảo điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống trong bối cảnh “bình thường mới” – để tập trung cho mục tiêu kép: vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội.- Trung Quốc muốn biến những cái không hợp pháp thành hợp pháp!- Hướng tới Ngày Quốc tế lao động (1/5): Gia nhập Công ước 105 - Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn lao động cưỡng bức.
Khám chữa bệnh trực tuyến thì khác khám chữa bệnh thông thường như thế nào? Những điều người bệnh quan tâm nhất, hay có thắc mắc nhất được gửi đến các thầy thuốc ở ứng dụng VOV Bacsy 24 trong mùa dịch Covid 19? Ông Vũ Quang, phụ trách Dự án VOV Bacsy 24, Đài Tiếng nói Việt Nam trò chuyện về nội dung này.
Huyện Chợ Mới, địa phương giải phóng sau cùng của tỉnh An Giang, sau ngày 30/4/1975. Nơi đây được đánh giá là trong những huyện nghèo và khó khăn nhất của tỉnh sau giải phóng. Với tinh thần đoàn kết, phát huy truyền thống anh hùng, quân và dân huyện Chợ Mới, đã ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh; bắt tay vào việc khôi phục kinh tế địa phương: phát huy thế mạnh về nông nghiệp; tái cơ cấu sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi…từ đó đã giúp người dân xóa đói, giảm nghèo xây dựng quê hương Chợ Mới ngày càng giàu đẹp. PV Phan Ánh có ghi nhận về đổi thay này.
Việc triển khai hệ thống nền tảng khám chữa bệnh từ xa được cho là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết những vấn đề: Làm thế nào để giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trung ương? Làm sao để người dân Việt Nam dù ở bất kỳ đâu cũng được hưởng chất lượng phục vụ y tế tốt nhất?... vốn vẫn luôn là những câu hỏi mà chúng ta đã và đang đi tìm lời đáp.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sản của nước ta thời gian qua bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều mặt hàng bị ùn ứ, tồn đọng, nhiều thị trường xuất khẩu bị đóng băng, không tiêu thụ được, khiến nhiều doanh nghiệp chế biến mặt hàng này rơi vào tình trạng khó khăn. Trong khó khăn nhưng các doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có nhiều giải pháp để tìm thêm cơ hội mới tiếp tục phát triển. BTV Đài TNVN cùng bàn luận vấn đề này với Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Công Tuấn.
"Chung sống an toàn để phát triển"- đó là thông điệp mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã nhấn mạnh 4 an toàn trong thời điểm này, đó là sản xuất an toàn, đi lại an toàn, đến trường an toàn và khám chữa bệnh an toàn. Vậy, sự điểu chỉnh ấy sẽ được thực hiện như thế nào? Người dân, doanh nghiệp sẽ thích ứng ra sao? Đây là nội dung được bàn luận với sự tham gia của khách mời là ông Nguyễn Sỹ Dũng, Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và bà Phạm Ngọc Thủy, Phó GĐ Thường trực Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
- Cảnh báo về lộ thông tin cá nhân khi học và làm việc trực tuyến trong dịch Covid-19.- Âm nhạc kết nối mọi người trên thế giới.- Giới thiệu món ăn dân giã nhưng rất đặc sắc của đồng bào Thái - món trứng kiến.- Hành trình phát triển nông sản hữu cơ, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Rủi ro thiên tai mỗi năm gây thiệt hại 1,5% GDP cho nền kinh tế Việt Nam. Nguyên nhân khiến rủi ro thiên tai ngày càng phức tạp và tác động nhiều đến đời sống kinh tế - xã hội là do biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến ngày càng cực đoan, khó lường. Để hạn chế tình trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần hài hòa các giải pháp phát triển kinh tế với các nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu. Để chủ động ứng phó và giảm thiểu rủi ro trước tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, những năm qua, Việt Nam đã đề ra nhiều chính sách và triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Trong đó, xác định kinh tế xanh là nội dung quan trọng để vừa đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững, vừa góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu.
Hiện nhiều địa phương ở ĐBSCL phải ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp, nhiều giải pháp cấp bách được đưa ra. Tuy nhiên, vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL vẫn là một bài toán khó cần có lời giải. Giải pháp nào phát triển bền vững cho sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL thích ứng với hạn mặn nói riêng, cũng như trong biến đổi khí hậu nói chung? Nội dung này sẽ được ông Cao Văn Trọng, chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre; Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu cùng bàn luận trong chương trình.
Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết tại Hội nghị Thông tin vô tuyến thế giới, Liên minh Viễn thông quốc tế đã lựa chọn và công bố 5 băng tần dùng cho công nghệ di động không dây thế hệ thứ 5 - gọi tắt là 5G. Công nghệ 5G sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng sâu rộng không chỉ riêng viễn thông, mà sẽ tác động hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Dự kiến, đến năm 2025, số lượng kết nối 5G tại khu vực châu Á sẽ có thể đứng đầu thế giới, chiếm hơn 50% kết nối 5G toàn cầu. Do đó, để có thể giữ vững thị trường 5G, thì cùng với việc sản xuất những thiết bị kết nối 5G, các doanh nghiệp Việt cần quan tâm phát triển hệ sinh thái 5G, với những ứng dụng hữu ích đóng vai trò quan trọng trong đời sống, giúp kết nối vạn vật với Internet và đem lại doanh thu phát triển nền kinh tế số. Khi đó, cơ sở hạ tầng viễn thông Internet sẽ không chỉ là cơ sở hạ tầng truyền thông, mà còn là hạ tầng của nền kinh tế số, xã hội số. Do đó, để công nghệ 5G có thể trở thành hạ tầng công nghệ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nền tảng số, thì cần sự chuyển đổi số của từng cá nhân, doanh nghiệp, từng ngành từng lĩnh vực.
Đang phát
Live