- Thái Nguyên: 4 năm không làm được 2km đường do vướng mặt bằng.- Tăng cường công tác giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển kinh tế.
- Kinh nghiệm tiêu thụ nông sản thời Covid-19.- Ứng phó với sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển: Cần giải pháp thông minh.- Những giải pháp bền vững để phát triển ngành chăn nuôi trong giai đoạn hội nhập.
“Một mảnh vải vụn sẽ góp phần tạo nên một bức tranh nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ. Một người khuyết tật cũng có thể đóng góp những phẩm chất tuyệt vời của mình để làm đẹp cho cuộc đời nếu tìm được đúng vị trí của mình”- Đó là tâm sự của anh Lê Việt Cường – Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Hà Đông (Hà Nội) về hành trình dệt lên ước mơ cùng Vụn Art. Đến Trung tâm bảo tồn – phát triển lụa Vạn Phúc nằm trong làng nghề Vạn Phúc (Hà Nội), không ít người bị thu hút bởi một “căn phòng” nhỏ, tường bằng kính làm nổi bật những bức tranh dân gian bằng vải sinh động, đầy màu sắc được treo ngay ngắn. Không gian rộng mười mấy mét vuông đó là nơi những người khuyết tật ngày ngày sáng tạo, tỉ mỉ cắt, dán, ghép lụa vụn tạo thành những sản phẩm độc đáo của Hợp tác xã Vụn Art – ngôi nhà chung của những mảnh đời không lành lặn. Cùng trò chuyện với anh Lê Việt Cường về sự vươn lên mạnh mẽ của cộng đồng người khuyết tật trong phát triển kinh tế- xã hội.
- Hàng loạt ngân hàng “ngấm đòn” nợ xấu.- Phát triển công nghiệp hỗ trợ - Doanh nghiệp trong lĩnh vực nhiệt- lạnh chuyển mình, tiếp cận chuẩn châu Âu.- Phỏng vấn ông Phan Văn Hòa - Giám đốc Công ty TNHH Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa: Khát vọng nâng tầm thương hiệu gạo Việt Nam.
- Cải cách thủ tục hành chính: Giải pháp xúc tiến đầu tư cho Thủ đô.- Chậm "điện tử hóa", gây khó cho doanh nghiệp: 3 bộ, ngành bị nêu tên.- Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh – động lực thúc đẩy “cỗ xe tam mã”.
- Sạt lở, mối nguy mùa mưa bão ở đồng bằng sông Cửu Long.- Mô hình phát triển kinh tế để thoát nghèo ở Quảng Ngãi.
- Giải pháp nào để phát triển kinh tế những tháng cuối năm?- Diễn tập an toàn thông tin - Giải pháp nâng cao nhận thức về an toàn thông tin.- Đề cao trách nhiệm để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 an toàn và chất lượng.- Những ca khúc Việt cổ vũ tinh thần chống dịch.
Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid- 19 đã khiến tình hình kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, riêng lĩnh vực tiêu dùng với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội 6 tháng đầu năm nay giảm 0,8% so với cùng kì ngoái. Tuy vậy, thị trường nội địa với quy mô dân số gần 100 triệu dân, được xem là 'mảnh đất' tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác vượt qua khó khăn sau đại dịch. Khách mời là Giáo sư Hoàng Đức Thân, nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân sẽ cùng trao đổi vấn đề này.
Việt Nam đang tranh thủ, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại thế hệ mới như thế nào để đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số? Và trong tương quan khu vực, Việt Nam nói riêng, các quốc gia thành viên nên chủ động phối - kết hợp ra sao nhằm thúc đẩy số hóa kinh tế nội khối nhanh hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, ảnh hưởng không nhỏ tới Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng như Việt Nam. Đây cũng là nội dung phần 2 của loạt bài viết này, với nhan đề “Phát triển kinh tế số và thương mại điện tử trong ASEAN”
Theo quyết định 490 của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/5/2018, Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP triển khai hơn 2 năm qua đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa đa dạng ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Tuy vậy, nhiều sản phẩm OCOP dù có chất lượng nhưng vẫn chưa được tiêu thụ rộng rãi trong nước, chưa nhận được nhiều sự quan tâm của du khách quốc tế. Vậy giải pháp nào phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP? Đây là nội dung được bàn luận với khách mời là ông Đặng Văn Cường, Trưởng phòng Quản lý Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ông Lưu Đức Khải, Phó Trưởng Ban Các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đang phát
Live