Nội dung chính:- Cải cách kinh tế để nâng cao tính chống chịu và hướng tới phát triển bền vững.- Nâng cao chất lượng và hiệu quả lập Báo cáo tài chính Nhà nước, góp phần minh bạch nền tài chính công.- Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp phát triển thị trường cho các sản phẩm mang tính vùng miền ở Gia Lai.
* Phát triển thương mại ở các chợ Lào Cai, giúp người dân tăng thu nhập.* Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Lai Châu.* Tiểu thương tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên chợ online.
Thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo đột phá phát triển hạ tầng đang là yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay, khi nguồn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Đặc biệt, việc thu hút nguồn vốn xã hội, phát triển hạ tầng chính là hiện thực hóa chủ trương, chính sách lớn Đảng và Nhà nước, khi xác định đây chính là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu này, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực vào ngày 1/1/2021 tới, kỳ vọng tạo hành lang pháp lý để thu hút được nguồn vốn từ xã hội vào phát triển hạ tầng.
Hội nghị liên kết phát triển du lịch giữa TPHCM và một số tỉnh, thành vùng Tây Bắc, vùng Đông Bắc và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 14 đến 28/11, tại các tỉnh: Phú Thọ, Quảng Ninh và Quảng Nam. Đó là thông tin từ Sở Du lịch TPHCM tại cuộc họp báo diễn ra sáng nay (4/11) tại TPHCM. Tin của phóng viên Duy Phương
- Phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế xã hội, nhiều đại biểu đề nghị cần có chiến lược phát triển rừng dài hạn và chiến lược phát triển kinh tế đối với vùng chịu nhiều tác động của thiên tai trong tổng quan phát triển kinh tế- xã hội.- Quốc hội đã tiến hành bãi nhiệm chức danh đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc.- Các tỉnh miền Trung nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ và tìm kiếm người mất tích, đồng thời chuẩn bị ứng phó bão số 10 – cơn bão được dự đoán rất nguy hiểm cả trên biển lẫn đất liền.- Nước ta sẽ thử nghiệm Vắc-xin phòng chống bệnh Covid-19 trên người trong tháng 11 này.- Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chính thức bắt đầu. 2 ứng cử viên Donald Trump và Joe Biden chia nhau chiến thắng ở hai điểm bỏ phiếu đầu tiên.- Một bé gái 4 tuổi sống sót kỳ diệu sau 91 giờ trong trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến ít nhất 102 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương.
Từ ngày 1/11, Nghị định số 105 của Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non sẽ chính thức thức có hiệu lực, trong đó có nhiều chính sách cho con em công nhân và các trường mầm non trong khu công nghiệp (KCN). Cụ thể, theo Nghị định, từ ngày 1/11, trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục là con công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động sẽ được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng. Ngoài ra, các trường, nhóm lớp mầm non dân lập, tư thục trên địa bàn có khu công nghiệp nếu có tối thiểu 30% trẻ là con công nhân, người lao động làm việc tại đó, cũng được hỗ trợ mức tối thiểu 20 triệu đồng để mua sắm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học phục vụ trực tiếp cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; cùng rất nhiều chính sách liên quan đến giáo dục mầm non khác. Những chính sách trong Nghị định 105 là một tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển các cơ sở giáo dục mầm non trong các khu công nghiệp, hỗ trợ nhiều hơn cho công nhân, người lao động – những người đang trực tiếp tạo ra của cải vật chất, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Để hiểu thêm về chính sách này cũng như thực trạng xây dựng phát triển các trường mầm non trong các khu công nghiệp hiện nay ra sao, vai trò trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo cho công nhân, con em công nhân về nhà ở, nhà trẻ như thế nào? Chúng tôi trao đổi trực tiếp với khách mời là bà: Trịnh Thanh Hằng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Nữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Từ ngày 26-29/10, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 5 khóa XIX diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh với sự tham dự của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và gần 400 Ủy viên Trung ương, Ủy viên Trung ương dự khuyết Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19. Trọng tâm của kỳ hội nghị lần này gồm nhiều vấn đề về quy hoạch và phát triển đất nước, trong bối cảnh Trung Quốc đang đối diện nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước như dịch Covid-19 hay cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Đáng chú ý nhất là lần đầu tiên trong 25 năm qua, giới chức Trung Quốc đã cùng bàn thảo xem xét kế hoạch và mục tiêu cho 15 năm tới - đến năm 2035. Chúng tôi trao đổi với phóng viên Bích Thuận – Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc.
- Việt Nam-Indonesia: 75 năm Quốc khánh, 65 năm quan hệ ngoại giao. - Ngân hàng Phát triển châu Á nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số trong hồi phục sau đại dịch khu vực Đông Nam Á.
- 45 năm "Hành trình giữ biển" của Vùng 1,3,4,5 Hải quân - Quảng Ngãi hiện thực hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế biển đảo - Đẩy nhanh việc lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá.
Khuyến khích hoạt động khởi nghiệp sáng tạo có thể được coi là một trong những biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam nằm trong nhóm nước có tinh thần khởi nghiệp cao nhất thế giới, tuy nhiên, khả năng hiện thực thành công các ý tưởng sáng tạo lại chưa cao. Khách mời là Anh hùng Lao động Nguyễn Quang Mâu, Chủ tịch HĐQT tổ hợp Gốm Đất Việt gồm 3 công ty, sẽ trao đổi những kinh nghiệm duy trì hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian qua và gợi mở một số giải pháp đề xuất nhằm phát huy tinh thần khởi nghiệp thành công…
Đang phát
Live