- Bài học về bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản Việt từ câu chuyện gạo ST25 - Giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển - Sản xuất theo chuỗi để phát triển nông nghiệp hữu cơ - Phòng chống dịch bệnh mùa nóng cho đàn vật nuôi
Đại dịch Covid-19 đang có dấu hiệu chuyển dịch từ những nước phát triển như Mỹ hay châu Âu sang những nước đang phát triển. Đây là một diễn biến đáng lo ngại khi hệ thống y tế ở đây vẫn còn hạn chế và thậm chí nhiều nước còn chưa được tiếp cận với vắc-xin, một trong những công cụ hữu hiệu nhất để ngăn chặn dịch bệnh. Tổ chức Y tế thế giới hôm qua một lần nữa cảnh báo thảm kịch tại Ấn Độ có thể xảy ra ở bất kỳ đâu nếu chính phủ và người dân đều nơi lỏng cảnh giác.
Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần PVI: 2 tờ trình không được thông qua.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới
Được xây dựng từ năm 1881, song, đến nay đường sắt Việt Nam vẫn không có km cao tốc hay đường đôi nào. Từ khi mới hình thành, đường sắt được coi là loại hình vận tải "vàng", được người dân ưu tiên lựa chọn vì độ an toàn cao do được chạy một mình một đường. Nhưng cho đến nay, đường sắt Việt Nam không có nhiều thay đổi so với thế kỷ trước cả về hạ tầng lẫn chất lượng dịch vụ, dẫn đến vận tải đường sắt chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trong toàn ngành giao thông. Đại dịch Covid-19 bùng phát tiếp tục bồi thêm cú đấm vào ngành đường sắt. Khối tài sản trị giá hàng chục tỷ USD hao mòn theo thời gian gây nhức nhối, lãng phí một nguồn lực to lớn của đất nước. Hiện hơn 11.000 người lao động, tuần đường, trực gác chắn ... thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang bị nợ lương, đứng trước nguy cơ phải bỏ việc. Khó khăn chồng chất khó khăn đã khiến Tổng Công ty đường sắt Việt Nam vừa phải "kêu cứu" lên Thủ tướng Chính phủ vì khó có thể trụ vững đến hết tháng 4/2021. Vì sao ngành đường sắt tụt hậu và cơ chế nào để ngành đường sắt phục hồi phát triển? Đây là vấn đề được Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Xuân Phong, Chủ tịch Hội kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam phân tích.
Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập và 57 năm ngày Bác Hồ về thăm, Công ty cổ phần Rạng Đông tổ chức chuỗi sự kiện báo công với Bác Hồ kết quả bước đầu năm đầu tiên thực hiện Chiến lược chuyển đổi số giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030.
- Phát triển du lịch cộng đồng ở Sơn La: Những đổi thay tích cực - Đặc sản heo lai hấp, nướng ống tre
Trước sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu, nguy cơ cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống và mối đe dọa của biến đổi khí hậu hiện nay, thế giới đang tìm những lối đi mới, tiến đến một nền kinh tế "năng lượng xanh". Một nền “kinh tế xanh”, hay còn gọi là nền "kinh tế sạch", là nền kinh tế mà chính sách phát triển dựa vào các tiêu chí sau: định hướng là thị trường, nền tảng là các nền kinh tế truyền thống, mục tiêu là sự hòa hợp của kinh tế và môi trường. Vậy làm thế nào để phát triển kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở nước ta? Nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập trong Chương trình Sống chung với Biến đổi khí hậu ngày hôm nay.
Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 3 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và hoàn tất thủ tục giải thể tăng cao. Tính chung, trong 3 tháng đầu năm nay đã có tới hơn 40 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2020. Nghĩa là trung bình mỗi tháng đã có hơn 13 nghìn 400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bàn giải pháp vực dậy doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện mục tiêu kép là nội dung Câu chuyện thời sự được bàn luận trong chương trình.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương được đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.- Thất bại của tuyến buýt nhanh BRT Hà Nội đặt ra vấn đề xem xét lại dự án tương tự tại TPHCM sẽ triển khai trong năm 2023.- Công an tỉnh Tuyên Quang triệt phá đường dây đánh bạc qua mạng với giao dịch lên tới hơn 100 tỷ đồng.- Vòng đàm phán hạt nhân giữa Iran với nhóm P5+1, diễn ra tại thủ đô Viên, Áo vào ngày mai với hy vọng có thể “hồi sinh thỏa thuận thế kỷ” được ký năm 2015.- Tập đoàn điện tử LG của Hàn Quốc hôm nay tuyên bố sẽ rút khỏi thị trường điện thoại thông minh. Bước đi này sẽ khiến LG trở thành thương hiệu điện thoại thông minh lớn đầu tiên rút hoàn toàn khỏi thị trường
Theo các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, việc Việt Nam thành công trong kiểm soát dịch Covid-19 đã khiến nhiều nước trên thế giới chuyển dịch dòng đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả lợi thế này, Việt Nam cần tập trung gia tăng giá trị bằng cách đón nhận dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, hướng tới đầu tư vào những phân khúc cao hơn, nghiên cứu phát triển và phân phối hay là làm thương hiệu cho lĩnh vực này, nhằm đem lại giá trị cao hơn cũng như tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Đang phát
Live