Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 15, sáng nay (25/07), các đại biểu thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, giải pháp 6 tháng cuối năm 2021; Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025. Theo đánh giá của các đại biểu, mức tăng trưởng kinh tế 5,64% của cả nước trong 6 tháng đầu năm nay là một điểm sáng đáng chú ý trong bối cảnh khó khăn vì dịch Covid-19. Để giữ được mức tăng trưởng này thì kiểm soát dịch bệnh là mục tiêu cần được ưu tiên và kiên trì thực hiện.
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ cao, kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về năng lượng. Đây là vấn đề đang đặt ra nhiều thách thức rất lớn khi mà các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, dầu khí… đang cạn kiệt, không đủ cho nhu cầu trong nước. Trong đó, yêu cầu về bảo vệ môi trường đang tạo ra áp lực đối với việc thực hiện chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng gắn với phát triển bền vững. Để có thể đảm bảo cho bài toán an ninh năng lượng quốc gia, phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải gia tăng các nguồn năng lượng tái tạo vào cơ cấu nguồn điện. Đặc biệt, cần thiết lập các dự án thực hiện chuyển một số nhà máy từ đốt than sang đốt kèm sinh khối hoặc chuyển từ đốt than sang đốt hoàn toàn bằng sinh khối... để có thể giảm thiểu những nguy cơ về ô nhiễm môi trường. Phản ánh của phóng viên Đài TNVN:
- Làm gì để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững? - Phỏng vấn ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn về hiện đại hóa công tác dự báo khí tượng thủy văn - Những bức vẽ lâu đời nhất thế giới ở Indonesia có nguy cơ bị phá hủy do biến đổi khí hậu
"Thực thi mục tiêu phát triển trong trạng thái bình thường mới" là chủ đề của Đối thoại phát triển địa phương 2021 do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng nay (13/7), tại Hà Nội. Đối thoại được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 58 điểm cầu trong cả nước. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì đối thoại.
Hôm nay (09/07), tại Venice, Italy khai mạc Hội nghị Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Dự kiến, trong hai ngày diễn ra cuộc họp, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ thảo luận về nguồn lực tài chính dành cho tiêm ngừa Covid-19 ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, cải cách thuế toàn cầu và nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch. Trong đó, nhóm G20 sẽ nỗ lực để tìm tiếng nói chung về mức thuế doanh nghiệp toàn cầu, trong bối cảnh một số nước thành viên phản đối đề xuất này. Trước đó, hồi đầu tháng này, 130 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nhất trí về quy định áp mức thuế tối thiểu trên phạm vi toàn cầu, nhằm giải quyết tình trạng trốn thuế và tạo bình đẳng về thuế giữa các nước.
Đột phá về thể chế để kiến tạo phát triển là một trong ba đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13. Yêu cầu đó đặt ra trọng trách như thế nào đối với Quốc hội trong một nhiệm kỳ mới trong vai trò là cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này:
6 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới dần phục hồi, một số quốc gia đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19 và các nước phát triển dần mở cửa trở lại. Thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi, giá cả hàng hóa thế giới có xu hướng tăng, lạm phát, rủi ro tài chính gia tăng ở một số nền kinh tế lớn, ảnh hưởng đến đầu tư, sản xuất và xuất nhập khẩu. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt và chủ động của Chính phủ và các địa phương, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định, sản xuất kinh doanh những tháng đầu năm đạt kết quả khá, tăng trưởng GDP đạt 5,64% là con số đáng mừng. Tuy nhiên, làn sóng dịch Covid-19 thứ tư bùng phát từ cuối tháng Tư, đặc biệt tại các tỉnh kinh tế trọng điểm và hiện vẫn diễn biến phức tạp đã đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, điều hành để phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội trong những tháng cuối năm. Trước bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, nhiệm vụ thực hiện “mục tiêu kép” là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 được các bộ, ngành, địa phương đồng thuận thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong năm 2021 này. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề: "Quyết tâm giữ nhịp tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm". Các vị khách mời tham dự Diễn đàn: Ông Phan Đức Hiếu- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương- Bộ Kế hoạch và đầu tư và Giáo sư Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 diễn ra sáng nay (1/7), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, kiên trì thực hiện mục tiêu kép không máy móc, không cứng nhắc, phải căn cứ tình hình thực tế mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương và lựa chọn ưu tiên phù hợp, cân bằng giữa chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội. Người đứng đầu phải bám sát, nắm vững để có giải pháp phù hợp. Phải định hướng hài hoà hợp lý giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá với các chính sách khác để giữ ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế - xã hội, phối hợp hài hoà, nhuần nhuyễn.
Phát triển kinh tế xanh tại các làng nghề, giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn, bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chương trình với sự tham gia của PGS.TS Nguyễn An Thịnh - Trưởng khoa Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Quy mô nhỏ, năng suất thấp, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao, sử dụng chất cấm và dư thừa kháng sinh trong chăn nuôi dẫn đến môi trường chăn nuôi ô nhiễm là những tồn tại trong ngành chăn nuôi hiện nay. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do với việc mở rộng cam kết sang lĩnh vực môi trường, các vấn đề phát triển chăn nuôi cần gắn với an toàn sinh học, đang đặt ra những thách thức với ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi của Việt Nam cần có hướng đi như thế nào để phát triển bền vững? Đây là nội dung được bàn luận cùng Tiến sĩ Phạm Công Thiếu - Viện Trưởng Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đang phát
Live