
Với diện tích mặt nước biển trên một triệu km2, có bờ biển trải dài trên 3.620 km, trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tính trung bình 100 km2 diện tích lãnh thổ thì Việt Nam có gần 1 km chiều dài bờ biển. Đây là một chỉ số thuộc loại cao hàng đầu thế giới, góp phần khẳng định Việt Nam là một quốc gia biển và có nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển. Sự phong phú về đặc điểm tự nhiên, địa lý đã tạo cho vùng biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi thủy sản phong phú, nhiều hệ sinh thái biển quan trọng góp phần phát triển kinh tế biển cho đất nước. Tuy nhiên, khai thác phải đi đôi với nuôi trồng và bảo tồn thì hệ sinh thái biển và nguồn lợi thuỷ sản mới mang lại lợi ích lâu dài và bền vững cho người dân và đất nước. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bàn về nội dung, chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay có Chủ đề: “Bảo tồn biển để phát triển kinh tế biển xanh” với sự tham gia của GS TS Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tour du lịch đêm đang phát triển mạnh tại nhiều địa phương, nhưng ở TP.HCM đến nay mới chỉ đưa vào khai thác hai tour. Đây là điều khá lãng phí khi thành phố có nhiều điều kiện để đẩy mạnh và phát triển sản phẩm du lịch này.
Sáng nay (8/12), kỳ họp thứ 13 HĐND TP.HCM bước sang ngày làm việc thứ ba với phiên giám sát về triển khai, thực hiện dự án nhà ở xã hội trên địa bàn giai đoạn 2016 – 2025.
Bộ Thông tin và Truyền thông Indonesia đang hoàn thiện dự thảo quy định liên quan đến đạo đức của trí tuệ nhân tạo (AI) và dự kiến ban hành trước cuối năm nay. Đây là một trong những kế hoạch của Indonesia thúc đẩy phát triển hệ sinh thái Trí tuệ nhân tạo nhưng cũng tính đến các bước đi để hạn chế mọi tác động tiêu cực trong tương lai.
Tăng cường dịch vụ vận tải hàng không dịp cuối năm- Vai trò doanh nghiệp trong phát triển nền kinh tế xanh- Bình Dương cần làm gì để phát triển bền vững?
Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa biên giới và hải đảo- Những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới. Tiến sĩ Nguyễn Văn Hội- Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương- Bộ Công thương.
- Doanh nghiệp xây dựng: Hàng loạt khó khăn cần tháo gỡ - Tăng cường liên kết doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp FDI – giải pháp tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu - Xây dựng tăng trưởng xanh ở Long An, góc nhìn từ nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày 5-11, Tỉnh ủy-UBND tỉnh Bến Tre công bố quyết định 1399/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đến dự có các đại biểu đại diện các cơ quan Trung ương, lãnh đạo các tỉnh lân cận.
Trước những thách thức về biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, đòi hỏi tất cả các quốc gia phải đổi mới mô hình tăng trưởng để tận dụng được những thời cơ mới hướng tới mô hình phát triển bền vững. Trong đó, tăng trưởng xanh đang được các quốc gia lựa chọn là một mô hình ưu tiên và là xu thế tất yếu trong đó có Việt Nam.
Việt Nam cũng lọt top 10 thị trường logistics mới nổi trên thế giới với tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm giai đoạn 2022-2027 của thị trường logistics được dự báo đạt mức 5,5%. Đây là kết quả đáng khích lệ, trong đó riêng vùng ĐBSCL đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 60% sản lượng thủy sản cá xuất khẩu và 70% các loại trái cây cả nước. Tiềm năng và nhu cầu đối với dịch vụ logistics là rất lớn nhưng hiện nay hạ tầng và năng lực của ngành dịch vụ logistics tại khu vực còn nhiều hạn chế, chưa đóng góp được nhiều cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Đang phát
Live