
- Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho công nhân.- Gặp gỡ “họa mi” của núi rừng Tây Bắc – Sèn Hoàng Mỹ Lam.- Ghé thăm “Ngôi nhà của Chóe trên Tây Nguyên”.- Văn hóa uống cà phê của người dân Pháp.- Những điều bí ẩn kỳ lạ nhất của tự nhiên về cuộc di cư của loài bướm Monarch ở Mexico.
Chiều nay (4/6), Tiểu ban điều trị bệnh nhân Covid-19 và Hội đồng chuyên môn dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã tiến hành hội chẩn trực tuyến 3 miền Bắc – Trung – Nam về trường hợp của bệnh nhân 91. Đáng chú ý, đến hôm nay, phổi của bệnh nhân này đã hồi phục 50%. PV Thúy Ngà đưa tin.
Dù Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ “về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19”| đã ban hành hơn 2 tháng nhưng đến nay, nhân viên phục vụ tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch ở tỉnh Bến Tre chưa nhận được kinh phí hỗ trợ này. Cuộc sống của lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch đang gặp nhiều khó khăn. PV Nhật Trường thông tin.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh yêu cầu tiếp tục kiện toàn tổ chức công nghiệp quốc phòng trong thời gian tới.- Thêm 4 bệnh nhân mắc COVID-19 khỏi bệnh. Như vậy nước ta chỉ còn 26 ca bệnh đang được điều trị.- Họp bàn các giải pháp tái cơ cấu thị trường du lịch trong bối cảnh từ đầu năm đến nay, lượng khách quốc tế đến nước ta giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, còn khách nội địa giảm gần 60% vì dịch COVID-19.- Trong mục Sự kiện và bàn luận, ông Lê Như Tiến, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa 13 bàn về câu chuyện liên tiếp các cán bộ, đảng viên ở một số địa phương bị bắt về hành vi đánh bạc.- Mỹ chính thức gửi công thư lên Tổng thư ký Liên hợp quốc phản đối các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.- Philippines tạm hoãn quyết định chấm dứt Thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng với Mỹ, vốn tồn tại suốt 20 năm qua - một động thái nhằm ứng phó với việc Trung Quốc gia tăng các hành động trái pháp luật quốc tế trên Biển Đông.- Từng là tâm dịch COVID-19 của châu Âu, hôm nay, Italia bắt đầu mở lại biên giới nhằm cứu ngành công nghiệp du lịch. Nhiều nước láng giềng bày tỏ phản ứng thận trọng trước quyết định này.
Tại Việt Nam, chuyện người dân bị làm phiền “một cách đích danh”, không chỉ dừng lại ở tin nhắn, cuộc gọi rác, mà đang trở nên “phổ biến” đến mức nạn nhân chỉ biết “chấp nhận như một thực tế”. Thông tin cá nhân bị lộ lọt, thậm chí bị “rao bán” một cách công khai đang trở thành một vấn nạn tại Việt Nam. Trong dòng chảy sự kiện hôm nay, chúng ta sẽ cùng bàn về vấn nạn rao bán thông tin cá nhân, quy định pháp lý nào bảo vệ nạn nhân với sự tham gia của Luật sư Đặng Văn Cường, trưởng văn phòng luật Chính Pháp.
- Việt Nam chủ động và sẵn sàng tham gia các công ước quốc tế về lao động.- Làm thế nào để tự bảo vệ mình khỏi vấn nạn rao bán thông tin cá nhân và pháp lý nào bảo vệ nạn nhân?- Crowdfunding – Hình thức “gọi vốn cộng đồng” phát triển văn hóa nghệ thuật mới.
- Lấy ý kiến Nhân dân để lựa chọn cán bộ.- Chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng ở Ninh Bình.- Gương về nữ Bí thư đảng ủy xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Sau hơn 5 tháng xuất hiện từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), với tốc độ lây lan nhanh chóng, dịch Covid-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu, với hàng triệu người mắc, hàng trăm nghìn người tử vong. Không chỉ gây ra những hệ lụy khôn lường, dịch Covid-19 còn ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) giảm phát mạnh, thậm chí rơi vào ngưỡng của tình trạng suy thoái, dự báo tăng trưởng ở mức “âm” do tác động của đại dịch Covid-19. Tỷ lệ đói nghèo gia tăng nhanh ở khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, do nhận thức sớm về dịch Covid-19 nên Đảng, Chính phủ đã rất chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, trong đó, đặc biệt phải kể đến đợt cao điểm gần 100 ngày “tổng lực” của toàn xã hội đã giúp chúng ta cơ bản khống chế được dịch Covid-19 vào trung tuần tháng 4/2020, không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy vậy, cũng như các nước trên thế giới, những hậu quả mà đại dịch Covid-19 gây ra không hề nhỏ, đã làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế xã hội của nước ta. Nhiều ngành nghề kinh tế bị ảnh hưởng kéo theo những hệ lụy về công ăn, việc làm, thu nhập và đời sống của người dân, đòi hỏi cần phải có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong giai đoạn mới- giai đoạn triển khai thực hiện “mục tiêu kép” vừa tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phục hồi nhanh, phát triển vững chắc nền kinh tế xã hội của đất nước. Làm sao để thực hiện được “mục tiêu kép” mà Chính phủ đã đề ra và đặc biệt, làm sao có thể rút ngắn được khoảng cách phục hồi nền kinh tế và đời sống xã hội của người dân sau khi nước ta cơ bản kiểm soát tốt dịch Covid-19? Loạt bài gồm 5 kỳ “Đại dịch Covid-19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển” do nhóm phóng viên Ban Thời sự VOV1 thực hiện, tìm lời giải cho những câu hỏi này. Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những tác động, ảnh hưởng trực diện nhất của dịch Covid-19 đối với Việt Nam qua phần đầu của loạt bài với nhan đề “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”.
Hiện nay, người lao động mắc bệnh nghề nghiệp tại các doanh nghiệp ở Bình Dương đang gia tăng do ảnh hưởng của môi trường làm việc. Thế nhưng, sự quan tâm của người sử dụng lao động đối với các trường hợp này vẫn còn hạn chế, thậm chí là trốn tránh trách nhiệm. Chính vì vậy, các cấp, các ngành cần có chế tài mạnh trong xử lý thì mới mong người lao động được sinh hoạt, làm việc ở nơi an toàn cho sức khoẻ. Phóng viên Thiên Lý, thường trú tại TPHCM có bài về vấn đề này.
Mặc dù Việt Nam đã cơ bản khống chế dịch Covid-19, song đời sống nhiều người lao động đang bị tác động nặng nề, đặc biệt là công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường các nước có dịch. Việc kịp thời chia sẻ, tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng người lao động của các ngành chức năng sẽ giúp người lao động vượt qua thời điểm đầy thử thách này. Kim Dung – Phóng viên thường trú tại TPHCM có bài viết “TPHCM– Để không có công nhân bị bỏ lại phía sau”.
Đang phát
Live