
- Nhân sự Đại hội: Cần tỉnh táo trước hành vi “ném đá giấu tay”.- Lợn sống nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam: Từng bước hiện thực hóa việc bình ổn giá lợn trên thị trường.- Kỳ tích điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam.- Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/06: Xin cha mẹ hãy lắng nghe con nói.
Ngày 23/06, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cùng Tổ đại biểu Quốc hội TPHCM- đơn vị số 5 có cuộc tiếp xúc cử tri quận Tân Bình, TPHCM. Duy Phương, phóng viên thường trú tại TPHCM đưa tin.
Dự án Luật Cư trú (sửa đổi) theo hướng thay thế phương thức quản lý cư trú từ thủ công là sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy, bằng việc quản lý thông qua dữ liệu điện tử đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Theo dự thảo Luật này, việc quản lý dân cư sẽ theo hướng sử dụng mã số định danh cá nhân của công dân để truy cập, cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nguồn cơ sở dữ liệu này được cung cấp trên mạng, kết nối với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan. Mục tiêu chính là sẽ thay đổi quản lý dân cư từ sổ hộ khẩu sang mã số định danh cá nhân phù hợp với chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử. Vậy trở ngại lớn nhất trong vấn đề này là gì? Bàn luận về câu chuyện này, khách mời là Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó trưởng phòng tranh tụng công ty Luật TGS.
Liên quan đến việc Công ty Marina Châu Pha xây dựng hàng loạt công trình không phép tại hồ Suối Đá (thôn Tân Trung, xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), ngày 19/6, ông Nguyễn Văn Thắm, Chủ tịch UBND thị xã Phú Mỹ cho biết, trước mắt sẽ tháo dỡ toàn bộ công trình sai phạm, đồng thời sẽ kiểm điểm trách nhiệm tập thể UBND xã Châu Pha. Tin của phóng viên thường trú tại TP HCM:
- Quản lý thị trường Hà Nội bóc gỡ gần 11.000 sản phẩm có dấu hiệu là hàng lậu và giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng bán trên trang mạng xã hội.- Nghệ An: Kiểm tra lưu thông phát hiện 6 tấn da trâu đã bốc mùi hôi thối.- Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và Tổng cục Quản lý thị trường ký Quy chế phối hợp.
- Những yêu cầu về cải cách thể chế khi thực hiện EVFTA.- Nguyên nhân đằng sau những diễn biến nguy hiểm của cuộc xung đột biên giới Ấn Độ – Trung Quốc.- Cần xác thực thông tin cá nhân để minh bạch hóa quy trình thanh toán điện tử.- Chợ truyền thống-nơi tiềm tàng bùng phát dịch Covid-19.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi “sổ đỏ”) được coi là chứng chỉ, thừa nhận sở hữu lâu dài của Nhà nước cho giá trị tài sản lớn nhất của người dân. Thực tế thực thi pháp luật về đất đai ở nhiều địa phương đã cho thấy, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vấn đề mang tính kinh tế-xã hội nhưng cũng rất phức tạp về mặt pháp lý và bộc lộ nhiều hạn chế, làm nảy sinh những tranh chấp, sai phạm trong quá trình thực hiện quy định của pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy những hạn chế đó là gì? Làm sao để giải quyết dứt điểm để tránh phát sinh tranh chấp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật?
Công tác nhân sự luôn được xem là quan trọng nhất trong mỗi kỳ đại hội. Bởi điều đó quyết định đến những con người sẽ lãnh đạo Đảng, bộ máy của Nhà nước ở các cấp trong nhiệm kỳ tới; những người sẽ có tiếng nói, vai trò quyết định đường hướng phát triển mọi mặt của mỗi địa phương, tổ chức và của đất nước trong tương lai. Trong cuộc họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội 13 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo: “Phải làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp để góp phần chuẩn bị tốt nhân sự Đại hội 13 của Đảng; phải xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt,” có liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ. Công tác nhân sự, đặc biệt là nhân sự cấp cao phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự dân chủ, công tâm, thật sự trong sáng, khách quan; cách làm phải thận trọng, làm từng khâu, từng công đoạn, theo một quy trình chặt chẽ, làm đến đâu chắc đến đó”. Tuy nhiên, làm thế nào để đảm bảo dân chủ, công tâm, không bỏ sót người thực đức, thực tài? Làm thế nào nhận diện được hành vi vu khống, bôi nhọ xuyên tạc, “ném đá giấu tay” khi đơn, thư khiếu nại, tố cáo có xu hướng tăng đột biến trước Đại hội? Làm thế nào để nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt” được thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta? Trong Chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” số thứ 9 hôm nay, PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ bàn luận về vấn đề này với chủ đề: Nhân sự Đại hội - Cần tỉnh táo trước hành vi “Ném đá giấu tay”.
- Mở cửa lại nền kinh tế: Cần nhưng hết sức thận trọng.- Nhân sự Đại hội - Cần tỉnh táo trước hành vi “Ném đá giấu tay”.- Tỷ lệ giải ngân đầu tư công ở các địa phương còn thấp so với tiến độ đặt ra.- Mỹ rút bớt quân khỏi Đức: Dấu hỏi tình đồng minh?- Kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm của các ngân hàng thương mại.- Cần xác thực thông tin cá nhân, minh bạch hóa quy trình thanh toán điện tử.- Bắc Kinh tái áp đặt các biện pháp phòng ngừa Covid-19.
Theo quy định của pháp luật, việc đóng phí tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp của người lao động không chỉ là nghĩa vụ của bản thân người lao động mà còn thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động. Vậy nhưng trong thực tế những năm gần đây chủ sử dụng lao động chưa thực hiện hiện quy định pháp luật về nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động nhưng pháp luật lại chưa có chế tài xử lý hiệu quả.
Đang phát
Live