UBND TP.HCM vừa công bố Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030. Trong đó, về nhà ở xã hội, TP đặt mục tiêu phát triển thêm khoảng 6,58 triệu m2 sàn. Nhìn lại giai đoạn trước, TP đề ra mục tiêu 2,2 triệu m2 sàn nhà ở xã hội nhưng thực tế chỉ đạt được 1,23 triệu m2 sàn. Dường như “lối ra” cho nhà ở xã hội tại TP.HCM sẽ vẫn bế tắc vì nhiều khó khăn thực tế chưa có lời giải. Thực trạng những khó khăn đó là gì và giải pháp của TP ra sao? Nội dung này được đề cập trong bài viết của phóng viên Duy Phương, thường trú tại TP.HCM. Mời quý vị cùng nghe:
Sáng nay (10/3), UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phát triển nhà ở giai đoạn 2016–2020 và công bố chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030.
Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ ban hành nghị quyết về thị trường bất động sản. Trong đó đề nghị ban hành đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030". Tại TP.HCM, thời gian gần đây loại hình nhà ở xã hội đã vắng bóng trên thị trường. Để thực hiện thành công đề án này, các chuyên gia và doanh nghiệp tại TP.HCM có nhiều đề xuất, đóng góp nhằm khơi thông được nguồn cung nhà ở xã hội.
Mới đây, Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội. Đây là gói tín dụng tiếp nối gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện giai đoạn 2013 – 2016. Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp ở TP.HCM kỳ vọng gói tín dụng mới sẽ thúc đẩy lĩnh vực nhà ở xã hội vốn đang trầm lắng thời gian gần đây.
Trong năm qua, nguồn cung bất động sản, nhà ở khan hiếm, cơ cấu sản phẩm nhà ở nghiêng về phân khúc nhà ở trung - cao cấp, thiếu nhà ở cho người thu nhập thấp. Hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp rất nhiều khó khăn do khó tiếp cận được các nguồn vốn (tín dụng, trái phiếu...); lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng; không bán được sản phẩm. Trước thực trạng này, theo các chuyên gia, Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để tạo ra tác động kép giúp người dân có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận nhà ở phù hợp, vừa cân đối được cung - cầu, từ đó tác động hạ giá thành phân khúc nhà ở thương mại, giúp thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh hơn.
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội đã sẵn sàng!- Lãi suất ngân hàng đã hạ nhiệt.- VN-Index giảm hơn 14 điểm ở phiên cuối tuần trước.
Thưa quý vị và các bạn! Những vấn đề quan trọng như thủ tục pháp lý, nguồn vốn tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản… tiếp tục là chủ đề “nóng” trên các diễn đàn. Hội nghị về "Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững", với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cuối tuần qua, hàng loạt vấn đề đã được phân tích. Các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản đã thẳng thắn nêu lên những vướng mắc của thị trường. Vấn đề đặt ra là cần những giải pháp gì để từng bước tháo gỡ khó khăn để thị trường bất động sản phục hồi và phát triển trong thời gian tới? Dòng chảy kinh tế hôm nay sẽ dành toàn bộ thời lượng để làm rõ vấn đề này.
Sáng nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).- Diễn đàn kinh tế Việt Nam- Nhật Bản diễn ra hôm nay tại Hà Nội nhằm tạo ra những đổi mới, hướng đến xây dựng nền kinh tế xã hội bền vững.- Các đoàn cứu hộ của Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực tại hiện trường để tìm kiếm nạn nhân.- Cựu Thống đốc bang Nam Carolina, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley chính thức công bố ý định ra tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2024.- Tổ chức Y tế thế giới tăng cường giám sát dịch tễ học sau khi Guinea Xích Đạo công bố dịch sốt xuất huyết do vi-rút Ma-bớc.
Chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009. Sau nhiều lần điều chỉnh cơ chế, chính sách, nhà ở xã hội đã giúp nhiều người dân có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp... được cải thiện chỗ ở. Phát huy sự ưu việt của chính sách, hiện nay Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng lập Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030." Đây sẽ là căn cứ để các bộ, ngành, địa phương xác định mục tiêu phát triển nhà ở xã hội từng năm, từng giai đoạn; từ đó, quan tâm, dành đủ nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn tới; góp phần thúc đẩy, khơi thông thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững./.
Trong Đề án phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 mà Bộ Xây dựng trình Chính phủ, sẽ cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động khoảng hơn 1,1 triệu tỷ đồng để thực hiện. Bên cạnh đó, hàng loạt khó khăn vướng mắc về pháp lý đã và đang tồn tại nếu không được tháo gỡ thì kế hoạch phát triển nhà ở xã hội sẽ khó trở thành hiện thực.
Đang phát
Live