Hiệu quả từ các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thị trường thế giới - Việt Nam- Nhật Bản: Nhiều cơ hội hợp tác hướng tới tăng trưởng xanh - Vĩnh Phúc đẩy nhanh quá trình hoàn thuế giá trị gia tăng, hỗ trợ doanh nghiệp.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang còn gặp nhiều khó khăn, nhất là giảm đơn hàng, giảm giá do suy thoái toàn cầu. Chi phí đầu vào tăng, đầu ra không có. Các doanh nghiệp đang "gồng mình", cố gắng duy trì sản xuất để tạo việc làm ổn định cho công nhân lao động.
Nhật Bản hiện đứng thứ ba trong số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tính đến tháng 8 năm 2023, Nhật Bản đang đầu tư vào 5.168 dự án tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 71 tỷ USD. Kinh nghiệm và sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản là hết sức ý nghĩa đối với việc thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 của Việt Nam. Đó là những thông tin được đưa ra tại toạ đàm "Việt Nam-Nhật Bản hợp tác hướng tới tăng trưởng xanh" do Thông tấn xã Việt Nam phối hợp với Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hôm nay (12/09/2023) nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Những điểm mới của thông tư 32 là gì? Trường hợp nào cảnh sát giao thông được dừng phương tiên để kiểm tra?- Quân y Bộ đội Biên phòng Quảng Nam chăm lo sức khỏe người dân vùng biên giới Việt - Lào- Chiến lược kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040 của Australia với những nỗ lực “xích lại” gần ASEAN- Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng kế hoạch giảm lãi suất vay- Đà Nẵng tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công- Phiên chứng khoán tuần trước VN-Index tiếp tục có xu hướng giảm
Thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn của biến động kinh tế trong nước và quốc tế. Đặc biệt, những chính sách hỗ trợ về cải cách thủ tục hành chính được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là hiệu quả hơn hẳn các chính sách về hỗ trợ tài chính trực tiếp. Tuy nhiên, trong bối cảnh bất ổn của kinh tế thế giới, tình hình khó khăn của doanh nghiệp trong nước được dự báo còn nhiều. Ðáng lưu ý là nguyên nhân của những khó khăn cho cộng đồng sản xuất, kinh doanh không chỉ đến từ chu kỳ khó khăn của kinh tế thế giới, mà còn do những vấn đề nội tại của nền kinh tế. Do đó, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị, cần tăng cường hỗ trợ chính sách giúp doanh nghiệp "tránh nguy tìm cơ" trong biến động kinh tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó có các báo cáo giữa kỳ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.- Khởi công khu công nghiệp VSIP Cần Thơ giai đoạn 1 tổng vốn đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng.- Ít nhất hơn 400 người thương vong trong trận động đất mạnh 7 độ rích-te xảy ra tối qua ở Maroc.- Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền Kinh tế Phát triển và Mới nổi hàng đầu thế giới (G20) khai mạc hôm nay tại thủ đô Niu Đê-li (New Delhi) Ấn Độ, sẽ thảo luận và thống nhất ưu tiên chính sách trong nhiều vấn đề quan trọng của thế giới, từ biến đổi khí hậu, gánh nặng nợ của các nước nghèo, thương mại, năng lượng, chống tham nhũng ...- Phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc về ý nghĩa quan trọng trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, bắt đầu từ ngày mai.
Nghiên cứu về phát thải các bon thấp của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính: Việt Nam có thể không phải phải đầu tư mới tới 12.000MW công suất nguồn phát điện vào năm 2030 nếu thực hiện toàn diện các giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) từ phía cầu sử dụng năng lượng. Khảo sát của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 cũng cho thấy, các ngành công nghiệp có thể tiết kiệm tới 30% nguồn năng lượng nếu các giải pháp đầu tư công nghệ tiết kiệm năng lượng được coi trọng. Thế nhưng, chỉ tính riêng nhu cầu đầu tư cho TKNL của một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam cũng khoảng 3,6 tỷ USD. Với kinh phí lớn như vậy, nguồn vốn ở đâu để các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đầu tư vào TKNL? “Đi tìm giải pháp vốn đầu tư vào TKNL trong các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Chu Bá Thi - Chuyên gia năng lượng cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) và ông Hoàng Việt Dũng - Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo TKNL, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương.
Ngày mai 9/9, Cần Thơ sẽ khởi công khu công nghiệp VSIP Cần Thơ giai đoạn 1 với số vốn đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, tương đương gần 160 triệu USD. Đây là khu phức hợp công nghiệp, đô thị, dịch vụ hậu cần với tiêu chí sạch, xanh, bền vững.
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đã không ngừng tăng về số lượng cũng như chất lượng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực và quy mô khác nhau. Để hệ thống các doanh nghiệp này phát triển không thể thiếu vai trò của Chính phủ thông qua các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó có các chính sách tài chính cơ bản như chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách lãi suất để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, giúp doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hôm nay, 06/09/2023, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (TKNL), Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tiếp tục phát động 3 giải thưởng toàn quốc về sử dụng hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng năm 2023, bao gồm: Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp; Giải thưởng hiệu quả trong các công trình xây dựng & Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất. Các hồ sơ xuất sắc nhất của hạng mục TKNL trong công nghiệp và công trình xây dựng sẽ được lựa chọn dự thi Giải thưởng TKNL ASEAN.
Đang phát
Live