Những vấn đề đặt ra khi EU thực thi “Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon” đối với hàng hoá nhập khẩu- Căng thẳng trong vấn đề xuất khẩu ngũ cốc - Áp lực đè nặng quan hệ Ba Lan – Ukraine- Những lớp truyền dạy văn hóa Ê-đê ở tỉnh Đắk Lắk- các ngân hàng ở Hà Nội đưa ra chương trình ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp- Ngành thuế triển khai hiệu quả quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thực tiễn sau 3 năm triển khai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) cho thấy kỳ vọng về sự tăng trưởng thương mại Việt Nam - EU đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, từ năm thứ 3 trong lộ trình thực thi EVFTA, những lợi thế và kết quả này đã phần nào bị ảnh hưởng bởi Liên minh Châu Âu đang áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn cao, gia tăng các yêu cầu về chất lượng đặc biệt trong lĩnh vực môi trường, phát triển bền vững… Điều này cũng đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải đổi sang phát triển sản xuất xanh, ứng dụng công nghệ tiêu chuẩn cao để thích ứng với “luật chơi” mới.
Theo Quyết định số 3210 của tỉnh Bình Dương, gần 3.000 nhà máy, xưởng sản xuất nằm rải rác trong các khu dân cư sẽ di dời đến các cụm, khu công nghiệp ở phía Bắc để tránh ô nhiễm, tạo cảnh quan đô thị. Thời hạn di dời đã rất gần, thế nhưng Bình Dương vẫn chưa có tiêu chí, chính sách hỗ trợ rõ ràng khiến doanh nghiệp lo lắng.
Dù đạt được những kết quả tích cực, song ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, quy mô và năng lực còn nhiều hạn chế, khả năng cạnh tranh của sản phẩm chưa cao... Vấn đề này được đề cập dưới những góc nhìn của các chuyên gia, doanh nghiệp tại Tọa đàm “Tháo gỡ khó khăn, tăng trợ lực cho công nghiệp hỗ trợ” do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ kỳ thi năm 2024. Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ tiếp tục giữ ổn định như các năm trước, đảm bảo thuận lợi cho thí sinh dự thi. Những định hướng về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin tại hội nghị này.
Chuẩn bị cho Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng - SURF 2023, Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng cho biết: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có thể được thành phố hỗ trợ đến 700 triệu đồng.
Ngay sau phiên khai mạc, Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 đã diễn ra phiên họp chuyên đề “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó”. Các đại biểu kiến nghị chính sách vĩ mô phù hợp đảm bảo hệ thống tài chính. Trong đó ngân hàng nhà nước phải hết sức cẩn trọng về các chính sách tài chính, lãi suất, thị trường liên ngân hàng…Đồng thời tăng cường thực thi chính sách, giải quyết điểm nghẽn đầu tư công, tăng cường các cơ chế tái cơ cấu doanh nghiệp. Điều quan trọng là phải có pháp luật ổn định, nhất quán liên quan đến đầu tư để bảm đảm niềm tin cho doanh nghiệp.
+ Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ và có các cuộc tiếp xúc quan trọng với giới chức địa phương và các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ.- Chủ trì và có bài phát biểu quan trọng tại Khai mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Cần chuyển nguồn nhân lực tiềm năng thành động lực mới cho phát triển kinh tế.- Nhân chuyến thăm chính thức nước ta từ ngày mai đến ngày 25/9 của Hoàng Thái tử Nhật Bản Akishinô và Công nương theo lời mời của Nhà nước ta, chương trình có phỏng vấn Đại sứ Đoàn Xuân Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản về những thành tựu đạt được trong quan hệ Việt Nam Nhật Bản, cũng như triển vọng hợp tác song phương.- Thành phố Hồ Chí Minh chính thức thành lập Sở An toàn thực phẩm.- Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi thực hiện kế hoạch toàn cầu nhằm "giải cứu" các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).- Các doanh nghiệp của Liên minh Châu Âu lo ngại về một số quy định trong Luật phản gián sửa đổi của Trung Quốc.
Thời gian qua, công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sớm được tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm thực hiện. Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của Vĩnh Phúc là thực hiện có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ để giúp khu vực doanh nghiệp này nắm bắt những cơ hội kinh doanh, vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển cả về số lượng và chất lượng
Trong tuần qua (ngày14/9), tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trên phạm vi toàn quốc về các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Thủ tướng nêu rõ, thông điệp của hội nghị là “chung sức, đồng lòng tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, đẩy mạnh đầu tư phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế năm 2023 và những năm tiếp theo”. Thực tế cho thấy mặc dù nền kinh tế đã có những tín hiệu khởi sắc ở một số ngành kinh tế các tháng gần đây, song, các nhận định cho thấy vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp - mà nổi cộm - ở ngay chính nội tại của nền kinh tế, vẫn là các rào cản về thủ tục, sự chồng chéo, thiếu đồng bộ giữa các văn bản, quy định. Đã xuất hiện tâm lý không dám thực hiện các thủ tục nếu các luật chưa đồng bộ…
Đang phát
Live