Những việc cần làm sau điều chỉnh giá điện.- Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại: Giữ lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.- Doanh nghiệp phải "xanh" hóa.
Trong thời gian qua, với quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Tỉnh ủy, UBND và các sở, ngành của tỉnh An Giang đã luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có cơ hội phát triển và ngày càng lớn mạnh. Tỉnh An Giang đã tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tháo gỡ kịp thời những rào cản, khuyến khích các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp.
TP.HCM nhận thức rằng sự phát triển kinh tế truyền thống không còn là lựa chọn tối ưu nữa nên đã chuyển hướng kiến tạo một hành trình mới- Hành trình tăng trưởng xanh với tầm nhìn một tương lai bền vững. TP đang khẩn trương hoàn thiện khung Chiến lược phát triển xanh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khung chiến lược xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; đồng thời thúc đẩy liên kết vùng và hợp tác quốc tế nhằm thực hiện 4 trụ cột là: nguồn lực xanh, hạ tầng xanh, hành vi xanh, ngành/ lĩnh vực tiên phong. Loạt 3 bài “TP.HCM thực hiện tăng trưởng xanh từ nhiều phía” của nhóm phóng viên thường trú tại TP.HCM lần lượt đề cập thực trạng và hướng đi của từng phía: doanh nghiệp, người tiêu dùng và hành động của chính quyền thành phố. Bài 1 của loạt bài có nhan đề “Doanh nghiệp phải xanh hóa để sống còn”
Ngày càng nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thể hiện sự quan tâm tới các tiêu chí ESG - bộ tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp như một phương pháp hữu hiệu để thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như thuyết phục người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, việc lồng ghép cũng như kết hợp những tiêu chí này vào quá trình phát triển thương hiệu của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Đây là những thông tin đáng chú ý tại Tọa đàm “ESG: Biến cam kết thành hành động” do báo Việt Nam News - trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Trung Quốc vừa công bố kế hoạch 3 năm nhằm thúc đẩy việc sử dựng tre thân thiện với môi trường để thay thế nhựa. Theo đó, nước này sẽ xây dựng từ 5-10 cơ sở xúc tiến ứng dụng “thay nhựa bằng tre” và dự kiến đưa tổng giá trị sản lượng của ngành tre lên hơn 137 tỷ USD vào năm 2035.
Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp thành phố Hà Nội năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 09 đến ngày 15/11 tới tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội. Đây là thông tin tại họp báo về sự kiện do Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội tổ chức sáng nay (07/11).
Từ nghị trường Quốc hội đến các hội thảo chuyên đề, diễn đàn trong nước, quốc tế và các trang mạng xã hội - từ cấp vĩ mô đến cộng đồng doanh nghiệp và người dân đang quan tâm vấn đề: Làm thế nào để Việt Nam in dấu đậm hơn trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu; Làm thế nào để đến năm 2030, Việt Nam có đủ 100.000 nhân lực đáp ứng kỳ vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn?… Chương trình cung cấp những thông tin mới nhất trong kế hoạch-chiến lược ở cấp vĩ mô, với những khuyến nghị, giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam qua trao đổi với ông Nguyễn Thiện Nghĩa - Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và truyền thông; và GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Kỳ họp lần thứ 6 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 03 tháng 11 năm 2023 dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Nishimura Yasutoshi.
Ngày 3/11, tại Hà Nội diễn ra Chương trình Kỷ niệm Diễn đàn doanh nghiệp: 30 năm tiên phong, sáng tạo và đồng hành với doanh nhân, doanh nghiệp. Phát biểu tại đây, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc MInh yêu cầu : Báo chí cần tiếp tục thông tin đưa tiếng nói của Đảng tới đông đảo các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp
Ngày 2/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025. Với mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững. Vậy trước một quyết sách lớn, trọng tâm là đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn cần làm gì để đạt hiệu quả? “Đánh thức tiềm năng du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới” là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn. - Khách mời: PGS TS Dương Văn Sáu - Nguyên Trưởng Khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội. - Ông Đặng Trọng Tấn - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Nông Thịnh; Giám đốc Khu du lịch Hòn Mát, tại Nghệ An.
Đang phát
Live