
VOV1 - Trong các thư mừng, lãnh đạo Việt Nam và Nga nhấn mạnh tình hữu nghị giữa Việt Nam và Nga đã vượt qua thử thách của lịch sử, khẳng định sức sống mạnh mẽ và ngày càng phát triển.
VOV1 - Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định gia hạn lệnh trừng phạt đối với Nga thêm 6 tháng liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Quyết định trên được đưa ra sau khi Hungary nhận được các cam kết bảo đảm an ninh năng lượng từ EU và rút lại phủ quyết đối với vấn đề này.
Nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin hôm nay (14/1) bắt đầu thăm chính thức Việt Nam. Chuyến thăm được cho là sẽ tạo thêm động lực thúc đẩy mạnh hơn nữa tăng cường hợp tác giữa hai nước Việt Nam-LB Nga lên một tầm cao mới.
Ngày 12/1, Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary Peter Szijjarto cho biết, nước này có kế hoạch đàm phán với các đồng minh trong khu vực để ứng phó với tác động của giá dầu tăng cao do lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với ngành năng lượng của Nga.
Cuối tuần qua, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt quy mô lớn nhằm vào ngành năng lượng của Nga. Hai công ty dầu mỏ hàng đầu của Nga là Gazprom Neft và Surgutneftegaz, cũng như một số công ty con trực thuộc được cho là sẽ thiệt hại nghiêm trọng sau lệnh cấm vận mới nhất này của Mỹ. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tính toán như thế nào khi siết chặt trừng phạt Nga vào thời điểm chuẩn bị rời nhiệm sở? Ngoài tác động tới Nga, bước đi này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới bức tranh năng lượng toàn cầu?
Tiếp tục gia tăng sức ép với Nga trong vấn đề Ucraina, Mỹ và Liên minh châu Âu đang tiếp tục áp đặt thêm trừng phạt đối với Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng- một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Nga. Nga cũng ngay lập tức ra tuyên bố trả đũa. Thực tế này một lần nữa cho thấy, xung đột Nga – phương Tây vẫn chưa có hồi kết.
Mỹ và Anh siết chặt trừng phạt ngành năng lượng của Nga với cáo buộc lĩnh vực này là nguồn thu chính mà Điện Kremlin sử dụng để phục vụ cho chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ucraina. Đây là đợt trừng phạt lớn nhất từng được áp đặt, nhắm mục tiêu cắt giảm doanh thu từ ngành kinh tế huyết mạch của Nga, khiến nước này có thể chịu thiệt hại ước tính lên tới hàng tỷ đôla Mỹ mỗi tháng.
Ngày 10/1, Thủ tướng Fico cho biết Tổng thống Putin đã cam kết, rằng Tập đoàn Gazprom sẽ tìm một tuyến đường thay thế để cung cấp khí đốt tự nhiên theo hợp đồng cho Slovakia sau khi thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Nga với Ukraine kết thúc.
Bộ Ngoại giao Ba Lan mới đây thông báo đã đóng cửa Tổng lãnh sự quán Ba Lan tại thành phố St. Petersburg của Nga.
Từ ngày 1/1/2025, Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine, khi thỏa thuận trung chuyển 5 năm giữa hai nước hết hạn, đánh dấu sự kết thúc thời kỳ thống trị thị trường khí đốt châu Âu của Nga. Theo giới quan sát, diễn biến này đang tạo áp lực lên nhiều quốc gia châu Âu, ảnh hưởng lớn đến đời sống không ít người dân khu vực, nhất là khi xung đột Nga-Ukraine đã trải qua tới 3 mùa đông khắc nghiệt. Không chỉ căng thẳng giữa Nga-Ukraine, bước ngoặt này còn đang kích hoạt những căng thẳng mới trong nội bộ Liên minh châu Âu (EU), khiến khối này càng thêm mâu thuẫn, rạn nứt.
Đang phát
Live