
Những vấn đề đặt ra trong phòng chống dịch bệnh hiện nay.- Doanh nghiệp tất bật thưởng, chăm lo Tết cho người lao động
Chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Dương lịch 2025 và chưa đầy 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều lao động đã lên kế hoạch chi lương thưởng sớm cho nhân viên của mình. Với một số doanh nghiệp, quỹ thưởng năm nay của họ sẽ tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng; Ngày hội công nhân - Chợ Tết Công đoàn năm 2025” kỳ vọng khởi đầu một mùa Xuân thắng lợi với sự chung sức, đoàn kết của các cấp Công đoàn, đoàn viên, người lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; huy động sự tham gia, chung tay của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người sử dụng lao động và toàn xã hội nhằm chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Tỉnh Bắc Ninh hiện có 16 khu công nghiệp (KCN) tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển với tổng diện tích 6.397 ha; trong các KCN tập trung, tỉnh đang sử dụng khoảng 310.000 lao động, phần đông là từ các tỉnh, thành trong cả nước. Việc chăm lo Tết cho người lao động là một trong những hoạt động được lãnh đạo tỉnh cũng như Liên đoàn lao động Bắc Ninh đặt trọng tâm trong những tháng cuối năm nay. Ông Trần Văn Hiệu, Chủ tịch Công đoàn các KCN Bắc Ninh cùng bàn luận câu chuyện này.
Với tỷ lệ hơn 92%, ngày 27/11 vừa qua, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Luật Công đoàn (sửa đổi) có 37 điều, tăng 4 điều so với Luật Công đoàn năm 2012. Theo đánh giá chung, Luật Công đoàn (sửa đổi) lần này có nhiều điểm mới mang tính đột phá, như: mở rộng đối tượng kết nạp đoàn viên; quy định cụ thể hơn về quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn; quy định về miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí Công đoàn...Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó ban Thường trực Ban soạn thảo Luật Công đoàn phân tích những điểm mới và bàn luận về việc làm sao để Luật Công đoàn sửa đổi thực sự đi vào cuộc sống ngay sau khi có hiệu lực.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 72 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với tổng số tiền gần 4,9 tỷ đồng đã nhận được sự quan tâm của nhiều người lao động. Bên lề Quốc hội, các Đại biểu chỉ ra rằng, tình trạng chậm hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động vẫn là vấn đề nhức nhối. Vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp đồng bộ để ngăn chặn tình trạng này.
Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đang được cơ quan soạn thảo lấy ý kiến rộng rãi của các bên liên quan trước và dự kiến được bàn thảo luận tại Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 tới đây. Mục tiêu sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng; các nội dung cải cách về chính sách bảo hiểm thất nghiệp của Nghị quyết số 28 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Vậy những điểm mới nào trong dự thảo Luật Việc làm cần lưu ý; những quy định nào cần phải sửa đổi bổ sung để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động?
Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), sáng nay, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tuyên dương “Sáng kiến, sáng tạo trong công nhân, viên chức, lao động Thủ đô” và tôn vinh 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2024.
Nhằm tiếp tục nâng cao hoạt động hiệu quả và mở rộng các chương trình an sinh, phúc lợi xã hội cho đoàn viên công đoàn, mới đây Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết về “Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới”. Đâu là những nội dung, mục tiêu trọng tâm của Nghị quyết và giải pháp nào thực hiện những tham vọng mà Ban chấp hành Tổng Liên đoàn đưa ra tại Nghị quyết này? Những bài học kinh nghiệm quý nào trong các chương trình an sinh hiện hành, những mô hình giúp đỡ đoàn viên nào mới sẽ được bổ sung, phát triển trong thời gian tới?Cùng bàn luận nội ung này với vị khách mời là ông Nguyễn Vinh Quang, Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Nhằm tiếp tục nâng cao hoạt động hiệu quả và mở rộng các chương trình an sinh, phúc lợi xã hội cho đoàn viên công đoàn, mới đây Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết về “Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới”. Đâu là những nội dung, mục tiêu trọng tâm của Nghị quyết và giải pháp nào thực hiện những tham vọng mà Ban chấp hành Tổng liên đoàn đưa ra tại Nghị quyết này? Những bài học kinh nghiệm quý nào trong các chương trình an sinh hiện hành, những mô hình giúp đỡ đoàn viên nào mới sẽ được bổ sung, phát triển trong thời gian tới? Ông Nguyễn Vinh Quang, Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Kỳ thi tiếng Hàn năm 2024 vừa được Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH phối hợp với Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) tổ chức thành công. Theo đó, có 15.367 người lao động đã trúng tuyển đang chờ được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựu chọn để sang làm việc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của quốc gia này (hay còn gọi là chương trình EPS), trong đó ngành sản xuất chế tạo là 11.250 lao động, ngành xây dựng là 188 lao động, ngành ngư nghiệp có 3.034 lao động và ngành nông nghiệp là 895 lao động.
Đang phát
Live