
Còn hai tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 song nhiều doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP.HCM đã cân đối tài chính, lên kế hoạch chăm lo Tết cho người lao động sau một năm dịch bệnh kéo dài.
Hiện nay, cả nước có khoảng 4 triệu 800 nghìn công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, trong đó hơn 70% đang thuê trọ trong các khu nhà người dân tự xây. Nhà trọ tạm bợ, diện tích nhỏ, thiếu các tiện ích tối thiểu, giá cả thuê trọ lại bấp bênh khiến công nhân gặp rất nhiều khó khăn. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, có tới hơn một nửa trong số này có nhu cầu về nhà ở ổn định để công nhân an tâm gắn bó lâu dài với công ty, với khu công nghiệp. Thế nhưng các khu công nghiệp, các địa phương trên cả nước mới chỉ đáp ứng chỗ ở được khoảng 330 nghìn lao động. Con số này, một lần nữa nhắc lại những trì trệ trong việc xây dựng nhà ở cho công nhân vốn đã được đặt ra từ rất lâu, trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Việc làm này càng trở nên cấp bách sau đợt dịch covid 19 bùng phát vừa qua. Cùng khách mời là ông Lê Văn Nghĩa, Quyền Trưởng ban Ban quản lý dự án thiết chế công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội khiến việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện khó đạt mục tiêu đề ra. Trong những tháng cuối năm, nhiều tỉnh, thành phố đã linh hoạt áp dụng nhiều cách làm sáng tạo nhằm tăng số người tham gia BHXH tự nguyện, hướng đến mục tiêu BHXH toàn dân, để mọi người ai cũng được hưởng lương hưu khi về già.
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Vì thế việc thực hiện các quy định của Luật bảo hiểm xã hội có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Vậy nhưng trong thời gian qua, tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các đơn vị sử dụng lao động có chiều hướng gia tăng, không chỉ gây khó khăn cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Vậy cần giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?
Bảo hiểm xã hội - hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid 19.-Long An: Những bất cập chuyện giải quyết tiền lương và bảo hiểm y tế cho F0 công nhân.-Dệt may hướng đến mục tiêu xuất khẩu 43 tỷ USD vào năm 2022.
Tham dự Hội nghị cấp cao diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề xuất 3 trọng tâm APEC cần thực hiện- Bộ Y tế khai giảng lớp bác sỹ chuyên khoa cấp 1, đào tạo 50 bác sỹ trẻ tình nguyện về vùng sâu vùng xa, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng cao ngay tại địa bàn mình sinh sống- Huân chương danh dự của Hoàng gia Anh vinh danh nghệ sỹ, nhà bảo trợ từ thiện Elton John
Sau hơn một tháng thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 116 của Chính phủ, tại TP.HCM, người lao động và người sử dụng lao động đều phấn khởi khi nhận hỗ trợ. TP.HCM là địa phương có số người lao động đông nhất cả nước, đến nay đã chi trả cho 86% tổng số lao động thuộc đối tượng nhận hỗ trợ.
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có Công văn 643 gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đồng Tháp về việc hỗ trợ đưa lao động trở lại Bình Dương làm việc.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là đợt dịch lần thứ 4 bùng phát đã khiến 1,3 triệu lao động dịch chuyển từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh. Trong đó, hơn 600 nghìn lao động di cư về quê tại các tỉnh phía Nam. Hiện, tỷ lệ lao động quay trở lại làm việc mới chỉ đạt 60 đến 70% so với nhu cầu doanh nghiệp. Để khôi phục lại chuỗi lao động bị đứt gãy, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang xây dựng 2 phương án cung ứng lao động qua đào tạo, góp phần bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thời kỳ hậu Covid-19. Bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu cho rằng cần có giải pháp căn cơ, dài hạn và điều quan trọng nhất là phải khống chế được dịch bệnh.
Dịch bệnh Covid-19 phức tạp kéo dài, khiến không ít công nhân, người lao động tại TP.HCM bị mất việc hoặc phải tạm nghỉ việc, rơi vào cảnh khó khăn. Hiện nay, dù TP.HCM đã cho phép một số ngành nghề được hoạt động trở lại, nhưng nhiều người vẫn tiếp tục…thất nghiệp, chật vật bám trụ TP, mong chờ đến ngày đi làm.
Đang phát
Live