Trong thời gian qua, nhiều tuyến kênh mương tại tiểu vùng II, III Bắc Cà Mau thuộc hai huyện U Minh và Trần Văn Thời duy trì ở mức rất thấp; nhiều nơi đã khô cạn tới đáy. Với đặc trưng sản xuất nông nghiệp gắn với các kênh mương giao thông thủy, hạn kéo dài, mực nước thấp nghiêm trọng làm cho việc vận chuyển hàng hóa nông sản của người dân vùng đất cuối cùng của đất nước thêm phần khốn đốn. Phóng sự đề cập của Thanh Tùng, PV Đài TNVN khu vực ĐBSCL:
Đến trưa nay (11/4 – theo giờ Việt Nam), số ca tử vong vì dịch Covid-19 trên thế giới đã vượt mốc 100.000 người, số ca nhiễm vào khoảng 1 triệu 700.000 người. Nước Mỹ hiện đã bỏ xa thế giới về số ca nhiễm bệnh, khi ghi nhận hơn nửa triệu trường hợp, trong khi cũng sắp vượt Italia để đứng đầu thế giới về số ca tử vong. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
Tình trạng sức khoẻ của Thủ tướng Anh Boris Johnson tiếp tục được cải thiện trong lúc nước Anh ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 trong ngày cao nhất tại châu Âu từ khi đại dịch bùng phát với 980 người thiệt mạng. Quang Dũng, PV Đài TNVN thường trú tại Pháp phụ trách khu vực Tây Âu đưa tin.
Bình Thuận đang đối mặt với nắng hạn gay gắt, đặc biệt là các huyện phía Bắc của tỉnh như: Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Tuy Phong... Một số hệ thống công trình thủy lợi đã trơ đáy, nhiều khu vực sản xuất của người dân đã cạn nguồn nước tưới, cây trồng đang dần chết khô. Nếu tình hình khô hạn tiếp tục kéo dài đến tháng 6, nhiều nơi sẽ rơi vào cảnh thiếu nước trầm trọng. Phản ánh của Đoàn Sĩ – phóng viên cơ quan thường trú tại TP.HCM đề cập vấn đề này:
Tổng thống Mỹ mới đây cảnh báo sẽ cắt viện trợ cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vì cách mà tổ chức này xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19 thời gian qua. Sự tranh cãi đúng – sai về cách thức ứng phó với Covid-19 của WHO vẫn chưa có hồi kết. Nhiều người lo ngại, chỉ trích của ông Donald Trump nhằm vào WHO có thể gián tiếp kích hoạt vòng xoáy tranh cãi mới giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến dịch Covid-19, sau khi hai nước đã có những cuộc “đấu khẩu” gay gắt về nguồn gốc virus Sars-CoV-2 trước đây, khiến hoạt động của một tổ chức đa phương như WHO cũng mang bóng dáng của một cuộc cạnh tranh nước lớn.
- Chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế: Triển khai thế nào cho hiệu quả?- Covid-19 tiếp tục hé lộ “góc khuất” trong cạnh tranh nước lớn”.- Những gói hỗ trợ là cần thiết - triển khai thế nào cho trúng?- Hà Giang: Cô giáo tiểu học kết nối tặng hàng nghìn khẩu trang chống dịch COVID19.- Xuất hiện tình trạng lơ là việc giãn cách và tâm lý chủ quan trước dịch bệnh ở một số địa phương.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí các nguyên tắc Chính phủ đưa ra trong việc hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.- Ngân hàng Nhà nước có thể cung ứng từ 800.000 đến 900.000 tỉ đồng, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh trong năm nay.- Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh thực hiện thành công ca sinh mổ đặc biệt cho một sản phụ đang trong thời gian cách ly. Một cặp song sinh chào đời với tình trạng sức khỏe ổn định.- Bộ Ngoại giao Philippines ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về thông tin một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm tại biển Đông hôm 3/4 vừa qua.- Đức thiết lập "cầu không vận" để nhập thiết bị bảo hộ chống dịch Covid-19.
Trước diễn biến đại dịch Covid-19 đang ngày càng nghiêm trọng trên toàn cầu, các quốc gia ở khu vực Nam Mỹ đang tăng cường tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều cách để giúp người dân nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của dịch bệnh.
- Canada khẳng định: không trả đũa việc Mỹ cấm xuất khẩu trang thiết bị y tế thiết yếu.- Anh đề nghị người dân chấp hành lệnh phong tỏa nghiêm túc.
Giới chức y tế và chính phủ Mỹ đang kêu gọi người dân chuẩn bị cho một tuần mới, khi số ca tử vong do Covid-19 có thể tăng đột biến, thậm chí tăng gấp đôi. Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ, đưa tin:
Đang phát
Live