Cả nước hiện có khoảng 50 cơ sở đào tạo Đại học có các chuyên ngành về nông nghiệp, lâm nghiêp, thuỷ sản và thuỷ lợi. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vừa là tiền đề quan trọng để nâng cao trình độ sản xuất, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và bảo đảm phát triển bền vững của ngành, vừa là xu hướng tất yếu và mang lại giá trị lâu dài cho các trường, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Về chiến lược lâu dài cần làm gì để tạo dựng nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cho xã hội? Đặc biệt cần truyền thông sâu rộng hơn để cộng đồng, xã hội trong đó các bạn trẻ nắm bắt được các cơ hội học tập, cơ hội việc làm, cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. - Khách mời: Giáo sư- Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là một trong các giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị ngành nông nghiệp, phát triển bền vững, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân địa phương.
Mới đây, Tổng Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) Giáo sư Wendy Umberger có chuyến thăm và công tác tại Việt Nam, có các cuộc thảo luận về chiến lược hợp tác cũng như các ưu tiên nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước. Bà Wendy nhấn mạnh, “Australia cam kết tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam, cụ thể sẽ có thêm 8 dự án mới trị giá hơn 8 triệu AUD hỗ trợ cho Việt Nam phát triển nông nghiệp bền vững giai đoạn 2024-2027”. Mời quí vị và các bạn cùng nghe cuộc phỏng vấn với bà Wendy về triển vọng hợp tác nông nghiệp giữa hai nước.
Lâm Đồng là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều sản phẩm nông sản của tỉnh như rau, hoa, cà phê… đã có mặt trên khắp thị trường trong nước và xuất khẩu. Để phát huy có hiệu quả thế mạnh này cũng như nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản của tỉnh, cùng với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, Lâm Đồng đang đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Phỏng vấn ông Nguyễn Đức Kiền, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên - Nigeria chuyển hướng sang phương tiện chạy bằng CNG để giải quyết các vấn đề kinh tế, môi trường
- Hệ thống thủy lợi vùng ĐBSCL - bảo vệ sản xuất và dân sinh trong biến đổi khí hậu. - Mục Nông thôn chuyển động là nội dung: “Mở đường lớn” cho khu vực HTX bứt phá. - Sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiệu quả. - Nuôi cá lồng kết hợp du lịch trải nghiệm ở tỉnh Hòa Bình.
Mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ hạn hán, xâm nhập mặn do của biến đổi khí hậu gây ra nhưng sản xuất và xuất khẩu nông lâm, thủy sản qua 4 tháng vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực. Các nhóm hàng nông sản, lâm sản, thủy sản và chăn nuôi đều tăng so với cùng kỳ, nhiều mặt hàng có giá xuất khẩu bình quân tăng khá. Phóng viên Minh Long phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến về nội dung này.
Tại Cần Thơ, Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam phối hợp với Văn phòng điều phối nông nghiệp nông thôn ĐBSCL, Trường Chính sách công và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và UBND thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức Hội thảo phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo.
“Liên kết, hợp tác là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp và phát triển hợp tác xã” là khẳng định của các đại biểu tại Tọa đàm trực tuyến “78 năm ngày hợp tác xã Việt Nam” diễn ra sáng nay tại Hà Nội.
Giá trị thỏa đáng đạt được từ nhiều loại nông sản đang tạo thuận lợi để nông dân Đắk Lắk xác định cơ cấu cây trồng phù hợp, qua đó thoát khỏi vòng luẩn quẩn “trồng chặt, chặt trồng” khi các loại nông sản liên tục được mùa mất giá hoặc được giá mất mùa. Cùng với đa canh, xen canh đa lợi ích, nông dân Đắk Lắk đã quan tâm hơn đến đầu tư chăm sóc nâng cao năng suất, chất lượng. Nông nghiệp Đắk Lắk từ đó thêm vững chắc nhờ có đa trụ cột.
Đang phát
Live