Với sự cần cù, chịu khó áp dụng khoa học kỹ thuật, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, anh Thạch Chanh Đô Ra, dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng hằng năm có doanh thu từ việc trồng lúa, trồng dừa, nuôi bò, cá, rắn ri voi … lên tới vài trăm triệu đồng. Anh cũng là một trong những nông dân điển hình trong phát triển kinh tế của huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Chỉ học hết lớp 7 nhưng một nông dân ở thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương lại chế tạo thành công nhiều cỗ máy nông nghiệp bán khắp thế giới. Đó là ông Phạm Văn Hát - người được nhân dân trong vùng gọi là phù thủy chế tạo máy. Bằng đam mê sáng tạo của mình, ông đã cho ra đời trên 40 loại máy phục vụ lĩnh vực nông - lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Những sản phẩm ông Hát chế tạo có giá bán chỉ bằng 1/3-1/10 sản phẩm cùng loại của các nước nhưng hiệu quả theo lời khách hàng là cao và hoàn toàn khác biệt.
Giá sản phẩm chăn nuôi giảm mạnh; có hay không nhập khẩu ồ ạt sản phẩm chăn nuôi giá rẻ, kém chất lượng; tiêu thụ nông sản chuẩn bị vào chính vụ …là những nội dung được chia sẻ tại cuộc họp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì diễn ra sáng nay (21/5) tại Hà Nội. Phóng viên Minh Long phản ánh.
Nắng nóng, khô hạn kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất của bà con nông dân tỉnh miền núi Sơn La. Để ứng phó với thời tiết khắc nghiệt, bà con đã linh hoạt điều chỉnh thời gian lao động, chủ động thay đổi phương pháp trồng trọt, chăn nuôi.
- Hợp tác xã thay đổi tư duy quả trị chất lượng nông sản - Làm gì để nhận diện, bảo vệ nông sản? - Vĩnh Phúc: Phân hữu cơ làm từ chất thải chăn nuôi của Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Thanh Vân giúp làm sạch môi trường. - Tiền Giang: Người đảng viên "nông dân" làm giàu từ cây thanh long.
Hợp tác xã thay đổi tư duy quản trị chất lượng nông sản - Làm gì để nhận diện và bảo vệ nông sản? - Vĩnh Phúc: Phân hữu cơ làm từ chất thải chăn nuôi của Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Thanh Vân giúp làm sạch môi trường. - Tiền Giang: Người đảng viên “nông dân” làm giàu từ cây thanh long.
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu cao nhất là nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn theo tiêu chí của “hạnh phúc”. Những năm qua, nhờ sự chung tay đồng lòng, nhiều vùng nông thôn từ miền núi tới hải đảo ở Quảng Ninh đã chuyển mình nhanh chóng, trở thành những vùng nông thôn kiểu mẫu.
Thời điểm này, trên khắp các nương rẫy , các doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân ở Sơn La đang tiếp cận các khóa học, thực hành, live stream bán hàng, đưa sản phẩm nông sản lên kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử.
Công tác lai tạo giống xưa nay vẫn là công việc mang tính chuyên môn của các nhà khoa học nhưng ở xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp có một nông dân đã lai tạo thành công 8 giống lúa rất được ưa chuộng trên thị trường. Đó là ông Nguyễn Anh Dũng. Tên tuổi của ông gần 20 năm qua gắn liền với những Ngọc đỏ hương dứa, LD2012, Tím Sen, Tím Sữa, ND3, LV6, dòng phân li OM384. Trong đó có những giống lúa được thị trường định giá lên tới hàng tỷ đồng
Từ mô hình trồng cây ăn trái thương phẩm ở tỉnh Tiền Giang đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân sản xuất giỏi. Với ý chí quyết tâm cùng với sự cần cù, sáng tạo trong lao động, không ít nông dân đã trở thành tỷ phú mà ông Lê Văn Thủy là một ví dụ.
Đang phát
Live