Sở Y tế TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND Thành phố về việc thí điểm đưa 750 bác sĩ của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch mới ra trường xuống thực hành khám, chữa bệnh tại các trung tâm y tế và trạm y tế.
- Liên tục cảnh báo về trái phiếu doanh nghiệp. - Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 có thể đạt trên 640 tỷ USD và tiếp tục có xuất siêu - Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo- động lực tăng trưởng sau đại dịch.
Phát triển bền vững - giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế EVFTA.- Thúc đẩy tiêu dùng xanh, hướng tới phát triển bền vững.- Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường - nâng cao hiệu quả sản xuất.
Trong những năm qua, môi trường đã và đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Quan điểm nhất quán “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế” đã được thể hiện trong Cương lĩnh chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật. Trong đó, nhấn mạnh quan điểm phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, đây là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhiều chính sách, quy định đã được Chính phủ ban hành nhằm tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, hướng tới những mục tiêu phát triển bền vững. Trước các vấn đề đang phải đối mặt như ô nhiễm, suy thoái môi trường, kiểm toán môi trường được nhìn nhận như là một công cụ cung cấp các thông tin về môi trường, làm cơ sở cho các đánh giá khả năng rủi ro về môi trường mà doanh nghiệp, tổ chức gây ra, nghĩa vụ môi trường của doanh nghiệp, cũng như mức độ thỏa mãn đối với các tiêu chuẩn hoặc các quy định pháp luật về môi trường. Diễn đàn Chủ nhật có chủ đề “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” với sự tham gia của khách mời là PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường và Chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Minh Phong.
Hơn 100.000 doanh nghiệp phải đóng cửa trong năm 2020- con số thống kê này của Tổng cục Thống kê đã phần nào cho thấy những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế. Tuy vậy, cũng chính trong bối cảnh khó khăn này, vẫn có nhiều doanh nghiệp không chỉ trụ vững, mà còn phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều sản phẩm mới… nhờ đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo. - Đổi mới sáng tạo sẽ trở thành chìa khóa để các quốc gia đang phát triển như Việt Nam vượt qua thách thức, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam như thế nào? Cần tạo động lực ra sao để doanh nghiệp vượt qua khó khăn-thách thức và dám đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững?.
Để làm rõ và cung cấp thêm thông tin về những quy định mới của Trung Quốc đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường nước này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm tới, sáng nay (6/11) tại Hà Nội, Tổ Điều hành Diễn đàn Thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn trực tuyến“Chia sẻ thông tin, thích ứng với quy định mới trong xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào thị trường Trung Quốc”.
- Nông nghiệp là trụ đỡ vững chắc khi biến động - Nông thôn mới: - Vĩnh Phúc: Phấn đấu nâng cao tiêu chí môi trường - Bảo vệ đàn gia cầm bằng giải pháp chăn nuôi liên kết - Phỏng vấn: Tiến sĩ Nguyễn Văn Tỉnh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chăm sóc hoa lan chuẩn bị thị trường hoa Tết - Hoạt động kiểm ngư gặp khó do quy định pháp luật chưa cụ thể.
Hôm nay, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM (UBMTTQVN TP.HCM) tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới - đô thị văn minh” giai đoạn 2016 – 2020.
Tăng cường hấp thụ, phổ biến công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam- Đây là thông điệp chính của hai báo cáo về đổi mới sáng tạo được công bố tại sự kiện do Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức hôm nay (03/11), tại Hà Nội.
Trong bối cảnh thế giới vẫn phải loay hoay đối phó với tình trạng nóng lên của Trái Đất khi các cam kết về cắt giảm khí thải carbon không được tuân thủ nghiêm túc, nhất là những nước phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu thế giới, hội nghị COP26 diễn ra từ hôm nay đến ngày 12-11 tới được kỳ vọng sẽ tạo bước tiến quan trọng trong việc đặt ra các mục tiêu về khí thải trên toàn thế giới nhằm làm chậm lại quá trình Trái Đất ấm lên. Tại hội nghị COP26, nước chủ nhà Anh hy vọng thuyết phục các nhà lãnh đạo thế giới đạt được đồng thuận về một thỏa thuận khí hậu quan trọng và một kế hoạch triệt để hơn nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Đang phát
Live